Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

III. Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN

III. HIỆP HỘI  CÁC NƯỚC ÐÔNG NAM Á - ASEAN    
            (Asssociation of South East Asian National)   

 A. Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN: 

ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 tại Bangkok gồm:

            -    Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Thailand.
            -    1984          : Brunei
            -    28/7/1995: Việt Nam
            -    23/7/1997: Laos và Myanmar
            -    30/4/1999 Cambodia.   

-    Hiện nay đang còn một quốc gia mới độc lập đó là Ðông Timo, do chính phủ nước này đang trong qúa trình hình thành, nên việc gia nhập Asean chưa được đặt ra .  

Mục tiêu cơ bản của ASEAN:

•        Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua những cố gắng chung.

•        Ðẩy mạnh hoà bình và ổn định khu vực.

•        Tạo ra quan hệ hợp tác tích cực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính.

B.  Các nguyên tắc hợp tác ASEAN     

              1. Các nguyên tắc cơ bản:    

1.1    Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng toàn vẹn lãnh thổ và    bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia.

1.2    Quyền của mọi quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp bức của bên ngoài.

1.3    Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

1.4    Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

1.5    Từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

1.6    Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.

              2. Các nguyên tắc hoạt động của ASEAN:    

2.1  Nguyên tắc nhất trí.

2.2  Nguyên tắc bình đẳng.

2.3  Nguyên tắc 9-X  

C.  Cơ hội, thách thức, triển vọng hợp tác Việt Nam: ASEAN      

Cơ hội:

•        Việt Nam là thị trường lớn khoảng 80 triệu dân, là một thị trường hấp dẫn ( ASEAN khoảng 500 triệu dân )

•        Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn, có các hải cảng quốc tế, là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực.

•        Nguồn tài nguyên Việt Nam dồi dào, đa dạng, mới khai thác và chế biến ở mức độ thấp; đây là cơ hộ để đầu tư vốn và công nghệ có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao.  

Thách thức:

•        Khoảng cách về trình độ phát triển giữa Việt Nam và các nước ASEAN còn quá lớn.

•        Trình độ công nghệ sản xuất, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến còn ở mức yếu kém, do đó chất lượng hàng hóa không đủ sức cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.

•        Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu tình hình mới.

•        Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN khác tương đối giống nhau, trong khi đó sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam quá yếu ớt, do đó Việt Nam đứng trước một thách thức lớn là phải đuổi kịp và vượt các nước trong khu vực về chất lượng, mẫu mã và giá cả hàng hóa.

•        Các qui định về thủ tục hành chính còn rườm rà, không rõ ràng.
 

 

( Sưu tầm trên Internet)

Bài thuộc chuyên đề: Marketing xuất khẩu

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • D. Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA)
  • IV. Phương pháp nghiên cứu thị trường thế giới
  • V. Chuyến đi ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh
  • Chương III: Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • II. Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • 2. Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài (Production in Foreign Countries)
  • 3. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do:
  • Chương IV: Chính sách sản phẩm quốc tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com