Thương hiệu không chỉ cần thể hiện tính cách, cá tính mà còn phải có nhân cách và nhân phẩm. Người tiêu dùng không chỉ nhận dạng ra các sản phẩm và dịch vụ mà còn nhận diện chính doanh nghiệp qua thương hiệu và nhân phẩm trong kinh doanh.
Câu chuyện xâm phạm bản quyền sản phẩm của một công ty trang trí nội thất Việt Nam tại hội chợ Ambiente, Đức vừa qua một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về cách làm ăn phớt lờ “văn hóa kinh doanh” của một bộ phận doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
Thời gian trôi đi và thị trường thì biến đổi từng ngày. Vòng đời kiến thức nhân loại cũng ngắn hơn bao giờ hết. Những công ty tư nhân hàng đầu thường tạo ra những hành vi tổ chức thúc đẩy khả năng thành công của họ. Điều gì quyết định cho sự thành công đó? Đó chính là thái độ chủ động
Các nhân viên làm việc ở vị trí nhạy cảm của Apple thường phải trải qua quy trình kiểm tra gắt gao nhất trước khi vào tới phòng làm việc của mình. Họ cũng không được tham gia blog, hoặc chia sẻ thông tin trên diễn đàn.
Các doanh nghiệp có văn hóa lành mạnh thường có được những lợi thế về chi phí lao động, nhân viên giỏi, sự trung thành của khách hàng và nền tảng tốt hơn trong sự thành công về lãnh đạo.
Nước ta có Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường và những nghị định hướng dẫn thi hành nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa thể hiện một cách rõ ràng việc thực hành những văn bản pháp quy đó bằng những tiêu chuẩn kiểm định và công bố hiệu quả thực hiện. Ở các nước khác, mối quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp về lao động và môi trường được gom chung vào một khái niệm gọi là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Đã có nhiều bài viết trên mục Sổ tay quản trị bàn về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các bài viết này đều chỉ ra rằng, việc xác định các giá trị nền tảng của doanh nghiệp để phát triển văn hóa doanh nghiệp là việc không đơn giản và đòi hỏi nhiều công sức. Đây là việc của những người chủ doanh nghiệp, những người hiểu rõ và có định hướng rõ ràng cho doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Bài viết dưới đây muốn thông qua hình ảnh cái mỏ neo, để trình bày thêm một cách nhìn về vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt về nhiều mặt để tồn tại, bắt buộc nhà sản xuất phải nghĩ đến vấn đề tiếp thị, quảng bá sản phẩm rộng rãi ra công chúng chứ không đơn thuần là tập trung cho mỗi khâu chất lượng. Bởi người tiêu dùng hiện tại đã có những chuyển đổi trong xu hướng mua sắm, và cách mà họ tiếp cận một sản phẩm cũng khác đi: Họ cần được nghe, nhìn, trước khi đi đến quyết định dùng thử một sản phẩm nào đó!
Trong một buổi hội thảo bàn về văn hóa doanh nghiệp, diễn giả - giáo sư của một trường đại học nổi tiếng thế giới - nói nền tảng của văn hóa doanh nghiệp chính là các giá trị cốt lõi (core value) và dựa trên các giá trị cốt lõi đó, những giá trị mà tổ chức, doanh nghiệp coi là thiêng liêng và cao quý nhất, sẽ hình thành nên sứ mệnh hay tầm nhìn định hướng của doanh nghiệp. Và ông lấy các ví dụ tầm nhìn, sứ mệnh của các công ty nổi tiếng thế giới như IBM, Sony, Wal-Mart, Apple, Walt Disney... làm ví dụ minh họa.
Chúng ta xây dựng bộ máy phát triển có tổ chức tầm cỡ thế giới nhờ việc đầu tư vào con người như thế nào. Sự đổi mới thay đổi mục tiêu chính là cốt lõi về mô hình kinh doanh của một công ty. Đây không chỉ là phát minh về những sản phẩm hay dịch vụ mới mà còn là khả năng chuyển đổi các ý tưởng có hệ thống thành những sản phẩm mới nhằm thay đổi bối cảnh thực sự của doanh nghiệp.
Ngày 22-5, đồng chí Trương Quang Nghĩa, Phó Bí thư Thành ủy, có buổi làm việc với Hội Doanh nghiệp trẻ thành phố về tình hoạt động của Hội trong thời gian qua.
Đây là chủ đề buổi tọa đàm với mục đích phân tích, đánh giá về văn hóa doanh nghiệp từ góc nhìn kinh tế và quản lý, đồng thời đánh giá vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com