Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kỹ năng thương lượng (7): Các đặc điểm của mục tiêu hiệu quả

Trong thực tế, mục tiêu đối với những người ở cấp bậc trách nhiệm cao thường có xu hướng mang tính phổ quát, trong khi mục tiêu của những người ở cấp bậc thấp - những người không có nhiều quyền quyết định hoạt động, những người còn ít kinh nghiệm và cần sự chỉ đạo - thường cụ thể hơn.


Hãy xem ví dụ sau đây về một trưởng phòng kinh doanh đã giao mục tiêu cho nhân viên bán hàng:


Một mục tiêu vô cùng quan trọng là công ty chúng ta phải tăng doanh thu bán hàng trong năm tới. Chúng ta đã đầu tư đáng kể vào việc đào tạo và sản xuất trong thời gian gần đây, và ban lãnh đạo mong muốn chúng ta thu hồi chi phí đầu tư đó với doanh thu cao hơn. Nếu chúng ta làm được điều đó, tình hình tài chính của công ty sẽ được cải thiện rõ rệt và công ty sẽ có vị thế cạnh tranh tốt hơn trong tương lai. Điều đó có nghĩa là mọi người sẽ được đảm bảo về công việc nhiều hơn và tiền thưởng cao hơn.


Mục tiêu của công ty là tăng doanh thu bán hàng lên 15 triệu đô la trong năm tới, và mọi nhân viên bán hàng đều được mong đợi đóng góp vào mục tiêu này. Nhiệm vụ của anh trong mục tiêu này là tăng doanh số trên khu vực phụ trách của mình từ 2 triệu đô la lên 2,2 triệu đô la trong năm, tức là tăng 10%. Tôi sẽ theo dõi kết quả đó bằng bản báo cáo chi tiết.


Tăng doanh số 10% không phải là điều dễ dàng cho dù trước đây anh đã hoàn thành công việc rất xuất sắc, nhưng anh vẫn có nhiều cơ hội trong khu vực bán hàng của mình. Tôi tin chắc là anh có thể đạt được mục tiêu đó, và tôi sẽ hỗ trợ anh bằng mọi cách trong khả năng của tôi.


Trong ví dụ trên, mục tiêu đặt ra rất rõ ràng. Hãy chú ý xem vị trưởng phòng kinh doanh này đáp ứng như thế nào với từng đặc điểm của mục tiêu hiệu quả. Ông đã nêu mục tiêu bằng những từ ngữ cụ thể, trong một khoảng thời gian rõ ràng, giải thích tại sao mục tiêu này lại quan trọng và nó phù hợp như thế nào với mục tiêu của công ty. Ông cũng nhấn mạnh hình thức theo dõi cũng như những lợi ích mà mọi người sẽ được hưởng nếu đáp ứng được mục tiêu.


Nguồn: Kỹ năng thương lượng  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Bài thuộc chuyên đề: Kỹ năng thương lượng - Bí quyết thành công

  • Đàm phán: Sai lầm thường gặp
  • Các yếu tố giúp đột phá trong thương thuyết
  • Đàm phán và "mẹo" thiết lập ý tưởng khả thi
  • Đàm phán theo phương pháp thám tử
  • Đàm phán 3D: Cuộc chơi đa chiều (Phần I)
  • Kỹ năng thương lượng (8): Vượt qua nỗi sợ hãi
  • Kỹ năng thương lượng (9): Ba sai lầm cần tránh
  • Kỹ năng thương lượng (10): Trao quyền chứ không quản lý vi mô
  • Kỹ năng thương lượng (11): Chuyển mục tiêu thành văn bản
  • Kỹ năng thương lượng (12): Kiểm tra hiệu suất làm việc
  • Kỹ năng thương lượng (13): Quan sát và thu thập dữ liệu
  • Kỹ năng thương lượng (14): Chuyển từ quan sát sang thảo luận
  • Kỹ năng thương lượng (15): Biết lắng nghe
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com