Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nhân viên ngân hàng: mới cũng như cũ?

Terri Dial nguyên là Giám đốc điều hành dịch vụ ngân hàng bán lẻ của nhân hàng Lloyd TSB thuộc Vương quốc Anh đã được Citigroup một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bổ nhiệm vào vị trí mới - phụ trách bộ phận giao dịch khách hàng. Vậy Paul Michelman đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào và ý kiến của bạn ra sao?

Liệu Terri Dial có làm thay đổi
tình hình của Citigroup không?
Câu trả lời đang còn ở phía trước.
Ảnh: telegraph.co.uk

Việc ngân hàng lớn nhất nước Mỹ - Citigroup[1] - bổ nhiệm bà Terri Dial (Nguyên Giám đốc Điều hành dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Lloyd TSB[2]) phụ trách bộ phận giao dịch khách hàng (consumer banking operations) được xem như một biểu hiện của những “thay đổi to lớn” do Tổng Giám đốc Điều hành Vakrim Pandit tiến hành. Về tin tức này, tôi chỉ có thể phản ứng lại bằng câu hỏi: “Thế à?”

Thành công trong sự nghiệp của bà Dial nằm ở lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Bà có thể thay đổi được hình tượng đó như thế nào?

Ngành kinh doanh ngân hàng đang bước vào thời kỳ suy thoái. Liệu có ai trong ngành này không dám tiến hành đổi mới?

Tôi cho rằng đã đến lúc Citigroup vực ngành dịch vụ này lên bằng một số ý tưởng mới - những ý tưởng được sinh ra không phải trong một thế giới bản sao của nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ - nơi mà không có nổi một cải cách nào từ khi người ta bắt đầu mở chi nhánh ở các siêu thị.

Đối với một công ty cần những ý tưởng táo bạo và mới mẻ, đối với một ngành mà danh tiếng và gốc rễ đang bị suy giảm, tôi nghĩ đã đến lúc cần có một sự chuyển biến lớn.

 

 

Ngành kinh doanh ngân hàng đang bước vàothời kỳ suy thoái.
Vậy việc đổi mới nên bắt đầu như thế nào?
Ảnh: dailygalaxy.com

 

Không phải là tôi thiếu tôn trọng Terri Dial - người mà tôi chỉ biết qua những trang báo của Thời báo Tài Chính (Financial Times)[3] và Tạp chí phố Wall[4]. Tôi không có lý do gì để không nhìn nhận bà là một nhân viên ngân hàng thông minh, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng bà vẫn chỉ là một nhân viên ngân hàng.

Tôi cho rằng điều mà Citigroup và các ngân hàng chi nhánh của họ thực sự cần - đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ - là hãy tuyển dụng những người không chuyên sâu về ngân hàng vào những vị trí mà họ cần tạo ra được những ảnh hưởng lớn.

Họ có thể tìm thấy những vị cứu tinh này ở đâu? Câu trả lời là ở khắp mọi nơi. Họ nên tìm ở bất kỳ nơi nào mới mẻ và thú vị trong lĩnh vực bán lẻ. Họ nên tìm ở bất cứ nơi nào có những khách hàng cảm thấy thực sự hài lòng.

Những ý tưởng mới có thể tìm thấy ở những người
có kinh nghiệm làm việc lâu năm.
Ảnh: yesdm.co.uk

Tất nhiên, các ngân hàng cần những người có kinh nghiệm công tác trong ngành ngân hàng – nhưng họ còn cần nhiều hơn thế. Họ cần những ý tưởng mới mẻ ở bất kỳ nơi nào họ có thể tìm thấy.

(Theo Paul Michelman // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • Ý nghĩa của con số 100 ngày cầm quyền đầu tiên
  • Cấp trên trẻ và nhân viên lớn tuổi?
  • Nhà lãnh đạo: Cuộc sống riêng tư là một cuốn sách mở?
  • Để thông điệp đến được đích
  • Sự dễ mến và tố chất lãnh đạo của phụ nữ
  • Spitzer: Thêm một vị lãnh đạo lạc lối
  • Kiến dựa vào đâu để ngáng ngã voi?
  • Mỗi cá nhân đều là một nhà lãnh đạo!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com