Không ai có thể phủ nhận rằng chaebol đã giúp phát triển kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên, chaebol đã bị coi là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997; từng gây sức ép buộc các nhà làm luật phải tạo ra những đạo luật có lợi cho công việc kinh doanh của họ, hoặc thậm chí kiếm nhiều lợi cho mình hơn là phục vụ các lợi ích công. Đó là chưa kể tới những quan hệ "bẩn" giữa các chính trị gia và chaebol, được kết nối các khoản tiền hối lộ, đút lót. Việc này làm suy yếu các nền tảng của kinh tế Hàn Quốc.
LTS: Việc quá ưu ái dành sự quan tâm "đặc biệt" cho các nhóm kinh tế đóng vai trò chủ đạo đã khiến một số quốc gia phải trả giá. Bài học về sự lũng đoạn của các Cheabol dẫn tới sự sụp đổ của kinh tế Hàn Quốc năm 1997 vẫn còn nguyên vẹn giá trị thời sự.
Nguồn gốc và sự phát triển của Chaebol
Dù các chương trình công nghiệp lớn của Hàn Quốc chỉ bắt đầu từ những năm 1960, nhưng nguồn gốc của giới lãnh đạo doanh nghiệp ưu tú đã xuất hiện trong nền kinh tế chính trị từ những năm 1950.
Rất ít người Hàn Quốc sở hữu hoặc điều khiển các tập đoàn lớn trong thời gian phát xít Nhật chiếm đóng. Sau khi quân Nhật ra đi năm 1945, một số doanh nhân Hàn Quốc được sở hữu các tài sản của một số doanh nghiệp Nhật Bản, một vài trong số này đã phát triển thành các chaebol của những năm 1990. Các công ty này, cũng như một số công ty khác được thành lập cuối những năm 1940 và đầu 1950, có những quan hệ mật thiết với nền Cộng hòa đầu tiên dưới thời Tổng thống Syngman Rhee (1948 - 1960). Nhiều doanh nghiệp trong số này bị cáo buộc đã nhận được các ưu đãi đặc biệt từ chính phủ để đổi lấy tiền lại quả và các khoản tiền khác.
Khi quân đội lên nắm quyền tại Hàn Quốc năm 1961, giới lãnh đạo quân sự thông báo sẽ bài trừ nạn tham nhũng hoành hành thời chính quyền của ông Rhee và xóa bỏ bất công trong xã hội. Một số nhà công nghiệp hàng đầu đã bị bắt giữ và bị cáo buộc tham nhũng. Nhưng chính phủ nhận thấy rằng sẽ cần sự trợ giúp của giới chủ doanh nghiệp nếu muốn các kế hoạch đầy tham vọng của mình nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đạt hiệu quả. Một thỏa thuận đã được ký, theo đó rất nhiều chủ tập đoàn bị buộc tội đã được phép nộp tiền phạt cho chính phủ. Sau đó, mối quan hệ hợp tác giữa các lãnh đạo chính phủ và tập đoàn ngày càng được tăng cường nhằm hiện đại hóa nền kinh tế.
Sự hợp tác chính phủ - chaebol đã đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và những thành công đáng kinh ngạc của Hàn Quốc đầu những năm 1960. Xuất phát từ nhu cầu khẩn cấp phải đưa nền kinh tế thoát khỏi tiêu dùng hàng hóa và công nghiệp nhẹ, sang các ngành công nghiệp nặng, hóa chất và thay thế nhập khẩu, các lãnh đạo chính trị và những nhà hoạch định chính sách của chính phủ đã dựa trên các ý tưởng và sự phối hợp của các lãnh đạo chaebol. Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển công nghiệp, chaebol thực hiện các kế hoạch này.
Việc quá ưu ái giành sự quan tâm "đặc biệt" cho các nhóm kinh tế đóng vai trò chủ đạo đã khiến một số quốc gia phải trả giá. Bài học về sự lũng đoạn của các Cheabol dẫn tới sự sụp đổ của kinh tế Hàn Quốc năm 1997 vẫn còn nguyên vẹn giá trị thời sự. Ảnh minh họa |
Tổng thống Park Junghee đã cố gắng để Hàn Quốc phát triển nhanh như Nhật Bản. Do đó, ông đã sử dụng các biện pháp mà đất nước Mặt trời mọc đã áp dụng để thúc đẩy kinh tế. Đó là giúp các chaebol bằng cách cung cấp cho họ vốn vay với lãi suất rất thấp thông qua các ngân hàng nhà nước. Ông cũng giảm thuế đánh vào các chaebol, đặc biệt là các công ty xây dựng, khi chính phủ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc và cầu ở Hàn Quốc. Được sự hỗ trợ của chính phủ, các chaebol đã có thể phát triển thành các tập đoàn tầm cỡ thế giới.
Chaebol đã phát triển được nhờ hai nhân tố - vốn vay của nước ngoài và các ưu đãi đặc biệt của nhà nước. Tiếp cận với công nghệ nước ngoài cũng quan trọng với sự phát triển của chaebol trong những năm 1980. Dưới cái mác "chủ nghĩa tư bản có định hướng", chính phủ đã chọn các công ty thực hiện các kế hoạch và phân phát nguồn vốn vay của nước ngoài. Chính phủ bảo lãnh việc trả nợ trong trường hợp một công ty không thể thanh toán các tín dụng nước ngoài của mình. Bên cạnh đó, các khoản vay khác nhờ các ngân hàng trong nước. Cuối những năm 1980, chaebol đã chế ngự lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt nổi tiếng về sản xuất, thương mại và các ngành công nghiệp nặng. Một lý do khác dẫn tới thành công của chaebol là khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài. Thay vì phải phát triển các lĩnh vực mới thông qua nghiên cứu và công nghệ, các công ty Hàn Quốc đã mua bản quyền và công nghệ của nước ngoài và sản xuất cùng các loại hàng hóa tương tự nhưng với chi phí rẻ hơn. Chặng hạn, xe hơi của Hyundai đã sự dụng một động cơ do tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản thiết kế. Cái được và hại của Chaebol Chaebol đã trở thành thuyền trưởng trên con tàu mang tên Hàn Quốc. Trong chốc lát, con tàu được xây dựng bởi Hyundai và lèo lái bởi Samsung đã tạo ra những sản phẩm tốt nhất trên thế giới trong các lĩnh vực chuyên biệt của mình. Tám chaebol - Samsung, Kepco, Hyundai Motors, SK, LG, Shinsêga, CJ, Hansol - chiếm tới 60,73% tổng GDP của Hàn Quốc. Con số này cho thấy không thể có Hàn Quốc mà không có chaebol. Nhờ kinh tế phát triển mạnh, chaebol đã có thể tối ưu hóa công nghệ mới nhất mà họ sáng tạo ra trong lĩnh vực kinh doanh của mình, như công nghệ làm pin cho dòng xe lai. Dù chaebol chiến một tỷ lệ lớn trong số các công ty Hàn Quốc về mặt doanh số bán hàng, nhưng về công ăn việc làm, họ chỉ sử dụng 5% lực lượng lao động của Hàn Quốc vì họ dùng nhân công giá rẻ ở nước ngoài. Như vậy, chaebol không giúp ích gì trong mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp. Cái nhược lớn nhất là chaebol sử hữu quá nhiều lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, mình Kumho sở hữu các công ty lốp, vận tải thương mại, xây dựng, bảo hiểm, hóa chất... Một số ngành công nghiệp dường như có liên quan chặt chẽ với nhau như hóa chất và lốp xe. Chaebol: Nguyên nhân cuộc khủng hoảng 1997 Không ai có thể phủ nhận rằng chaebol đã giúp phát triển kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên, chaebol đã bị coi là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Khi đó, vấn đề của chaebol là gì? Vấn đề đầu tiên là họ quá mạnh. Khi họ chế ngự nền kinh tế, chaebol có thể gây sức ép buộc các nhà làm luật phải tạo ra những đạo luật có lợi cho công việc kinh doanh của họ, hoặc thậm chí kiếm nhiều lợi cho mình hơn là phục vụ các lợi ích công. Bởi không có họ, sẽ không có Hàn Quốc. Đó là chưa kể tới những quan hệ "bẩn" giữa các chính trị gia và chaebol, được kết nối bằng các khoản tiền hối lộ, đút lót. Việc này làm suy yếu các nền tảng của kinh tế Hàn Quốc. Hơn nữa, rất nhiều ngành nghề kinh doanh nằm dưới tay MỘT gia đình. Hiển nhiên một gia đình sẽ thiếu các chuyên gia sành sỏi để điều hành một doanh nghiệp đa năng như vậy. Như vậy, quá trình công nghiệp hóa do chaebol cầm đầu đã đẩy sự tập trung vốn và các hoạt động mang lại lợi ích kinh tế vào tay một số lượng giới hạn các chaebol. Chưa hết, vì những người sở hữu và người điều hành là một, nên các tập đoàn không tính đến lợi ích của các cổ đông khác mà chỉ quan tâm đến lợi ích của người sở hữu. Tệ hơn, họ thường "truyền ngôi báu" cho con cháu mình. Lý do chính của cuộc khủng hoảng tài chính mà hầu hết các nước châu Á gặp phải là các doanh nghiệp của họ mất tính cạnh tranh, cộng thêm sự lỏng lẻo trong các cấu trúc tài chính. Chính phủ Hàn Quốc dưới thời ông Kim Dae- Jung đã quyết định chuẩn hóa cách quản lý tập đoàn, yêu cầu các chaebol không được vượt quá tỷ suất nợ cho phép là 200%. Tác động đầu tiên của cuộc cải cách này là Daewoo phá sản, trước khi tan rã và bị chia cắt thành một số công ty và bị bán riêng rẽ. Sau đó là Hyundai, cũng bị tan rã thành các công ty con như Hyundai Motors, Hyundai Electronics... Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay có khác với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998. Song vẫn có một điểm chung giữa chúng, đó là khủng hoảng xảy ra vì có những tổ chức tài chính quá lớn để có thể thất bại và họ đã tận dụng ưu thế đó. Vì vậy, chúng ta cần phải cảnh giác để tránh gặp phải rủi ro không đáng có.
Tác giả: QUỐC THÁI (TỔNG HỢP) // Theo TuanVietNam
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com