Mục tiêu của bạn là gì? Bạn đã làm những gì và bạn đã được gì, mất gì để đạt được mục tiêu đó? Marshall Goldsmith sẽ giúp bạn lý giải những vấn đề này qua bài viết sau.
Từ mục tiêu của Mike
Người ta đã nói rất nhiều đến các phương thức để đạt được mục tiêu đã định. Nhưng phải chăng đôi khi việc theo đuổi các mục tiêu lại trở nên có hại nhiều hơn là có lợi (lợi bất cập hại)?
Đôi khi, việc theo đuổi các mục tiêu lại trở nên lợi bất cập hại |
Nỗi ám ảnh về các mục tiêu là một trong số các vấn đề lớn nhất mà tôi đã gặp trong quá trình tiếp xúc với những người thành đạt. Sự ám ảnh này xảy ra khi chúng ta trở nên quá tập trung vào việc làm sao để đạt được các mục tiêu (hay yêu cầu) trong khi quên mất nhiệm vụ lớn hơn.
Chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ từ Wall Street. Mike thường rất hay phàn nàn vì anh phải làm việc quá nhiều. Khi tôi hỏi anh vì sao lại phải làm việc cực nhọc đến vậy, Mike đã hỏi lại tôi: “Theo anh thì sao? Anh không nghĩ rằng tôi yêu quý nơi này đấy chứ? Tôi đang làm việc cật lực bởi vì tôi muốn làm ra thật nhiều tiền!”
Tôi tiếp tục hỏi Mike: “Anh thực sự cần tới từng ấy tiền sao?”
“Tôi không biết nữa” - Mike nhăn mặt - “Tôi vừa mới ly dị lần thứ 3. Với 3 hóa đơn tiền cấp dưỡng mỗi tháng, tôi gần như kiệt quệ mất rồi.”
“Nếu biết như vậy sao anh còn tiếp tục ly dị?” Tôi hỏi.
Câu trả lời được đưa ra cùng một tiếng thở dài: “Các bà vợ của tôi luôn phàn nàn rằng tôi suốt ngày chỉ biết có công việc. Họ không hiểu cho tôi rằng tôi đã phải vất vả thế nào để mang về được chừng ấy tiền cho gia đình!”
Cho tới việc hình thành một xu hướng…
Có một xu hướng mới: Con người |
Trong 30 năm qua, tôi đã nhận thấy có một xu hướng rõ ràng là hầu hết mọi người tôi gặp đều đang cảm thấy bận rộn – thậm chí là càng bận rộn hơn nữa – so với những gì họ từng cảm thấy từ trước tới giờ.
Tôi thấy rất nhiều người lớn tuổi tự hủy hoại sức khỏe của mình để theo đuổi mục tiêu kế tiếp của họ. Tôi cũng thấy rất nhiều thanh niên đang phí hoài tuổi thanh xuân của mình, trì hoãn chuyện yêu đương và không muốn có con – tất cả chỉ để phục vụ cho sự nghiệp của họ. Vì sao họ lại phải như vậy?
Làm việc chăm chỉ không có gì xấu cả. Bản thân tôi cũng làm việc chăm chỉ. Không có gì là sai khi bạn quyết định cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp của mình, nếu như bạn thấy hạnh phúc vì điều đó.
Vấn đề chỉ nảy sinh khi cái giá bạn phải trả để đạt được các mục tiêu không đáng để bạn phải gánh chịu trong cuộc đời. Chỉ có chính chúng ta mới có thể tự tính toán được chi phí và lợi nhuận của mỗi công việc đối với cuộc sống của mình.
Một trong những bộ phim yêu thích của tôi là phim Cây cầu bắc qua sông Kwai – từng nhận giải thưởng điện ảnh của Viện hàn lâm. Trong bộ phim này, nhân vật chính là Đại tá Nicholson (do Alec Guiness thủ vai) bị ám ảnh quá nhiều bởi những mục tiêu của ông, đó là: xây dựng một cây cầu lớn và nâng cao nhuệ khí của quân sĩ.
Điều đó khiến ông quên mất nhiệm vụ chính của mình là đánh bại kẻ thù trong cuộc chiến tranh. Kết thúc phim, cũng là lúc ông nhận ra mình đã xây dựng một cây cầu dị thường hỗ trợ cho quân địch và phải thốt lên “Tôi đã làm gì thế này!”
Cuộc sống này là của chính bạn. Đó không phải là nơi tôi rao giảng cho bạn cần phải sống như thế nào. Tôi chỉ muốn gợi ý bạn hãy tự trả lời 2 câu hỏi hóc búa sau:
Làm việc chăm chỉ không có gì là xấu, |
Về cuối đời, chắc hẳn bạn sẽ không muốn phải nhìn lại như Đại tá Nicholson và tự hỏi “Mình đã làm gì vậy?”. Tôi rất muốn được nghe quan điểm phản ánh của các bạn. Hãy gửi ý kiến phản hồi kể về kinh nghiệm của bạn trong việc cân bằng các mục tiêu, giá trị và nhiệm vụ. Những lời khuyên của các bạn chắc chắn sẽ được hoan nghênh nhiệt liệt.
(Theo Marshall Goldsmith // Harvard Business Online - Tuanvietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com