Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là cơ quan tiên phong việc đưa ra thuật ngữ “khu vực kinh tế chính thức, phi chính thức, việc làm phi chính thức...” từ năm 1972.
Tuy nhiên, tại Việt Nam thì khái niệm này chưa được sử dụng và đến năm 2006, Tổng cục thống kê Việt Nam cùng phối hợp với viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD-DIAL) thực hiện một số dự án nhằm xây dựng một hệ thống thông kê để đo lường khu vực kinh tế phi chính thức của Việt Nam. Việc tìm hiểu nghiên cứu đánh giá về khu vực KTPCT là rất cần thiết để giúp cho các nhà quản lý đưa ra những chính sách phù hợp...
Khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT) được hiểu ở đây sẽ gồm tất cả các hộ sản xuất kinh doanh chưa có tư cách pháp nhân, chưa đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản nhưng vẫn sản xuất các hàng hóa dịch vụ để bán hoặc trao đổi trên thị trường. Còn việc làm phi chính thức (VLPCT) được hiểu là việc làm không có bảo hiểm xã hội (BHXH) nghĩa là việc làm của cả khu vực kinh tế phi chính thức và có thể một phần việc làm của khu vực kinh tế chính thức. Cho nên nói kinh tế phi chính thức sẽ bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức. Thông thường các nước đang phát triển trên thế giới, khu vực kinh tế phi chính thức giúp 60% lao động tìm được cơ hội việc làm còn ở Việt Nam hiện 82% việc làm có thể coi là việc làm phi chính thức.
Tồn tại nhưng chưa được định nghĩa chính thức
Với cách hiểu như trên, nếu không tính ngành nông nghiệp thì khu vực phi chính thức có vai trò vô cùng lớn cả ở thành thị lẫn nông thôn. Tại nông thôn, cứ 3 việc làm thì có 2 việc làm thuộc khu vực kinh tế phi chính thức. Tại thành thị, nơi các hoạt động kinh tế chính thức tập trung đông đảo, tỷ lệ này cũng chiếm tới 41%.
Đối với hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh thì khu vực KTPCT là nguồn cung cấp việc làm cho số lớn người lao động và lực lượng lao động này chiếm theo thứ tự 30% và 32,9% tổng số lao động của từng thành phố. Nếu loại bỏ hoạt động nông nghiệp thì tại Hà Nội, có 300.000 hộ SXKD phi chính thức với 470.000 lao động còn Tp Hồ Chí Minh là 750.000 hộ với 1 triệu lao động. Các hộ SXKD phi chính thức chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ như các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sửa chữa nhỏ... chiếm tỷ trọng trên 40%, tiếp theo là thương mại (bán buôn, bán lẻ) và một bộ phận nhỏ thuộc ngành công nghiệp và xây dựng... Xét trên toàn quốc cùng vậy, hiện Việt Nam có 8,4 triệu hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức, trong đó có 7,4 triệu chủ hộ coi hoạt động khu vực kinh tế phi chính thức của mình là việc làm chính và 1 triệu hộ coi đó là việc làm thứ hai. Số liệu thống kế năm 2007 cho biết, khu vực kinh tế phi chính thức của Việt Nam mang lại hơn 11 triệu việc làm, chiếm khoảng 24% lực lượng lao động cả nước và chiếm gần một nửa số lao động phi nông nghiệp. Đáng chú ý là số việc làm trong khu vực KTPCT của ngành công nghiệp và xây dựng chiếm cao nhất (43%), tiếp đến ngành thương mại (31%) và dịch vụ (26%). Ước tính khu vực kinh tế phi chính thức đóng góp khoảng 20% cho GDP. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nhiều ít về ngành nghề này có khác với Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Cũng như trên phạm vi toàn quốc, nếu không có sự đóng góp của khu vực phi chính thức thì đời sống xã hội ở hai thành phố lớn này sẽ phức tạp như thế nào? Trước hết, nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, phân phối trong nền kinh tế sẽ bị tê liệt. Các bà nội trợ và hầu hết các hộ gia đình ở thành phố sẽ mất đi một nguồn cung ứng rau quả, thực phẩm, hàng hóa nhanh - rẻ - tiện lợi từ các gánh hàng rong, trong các chợ cóc và trên các vỉa hè.. Các gia đình thành thị bị hư hỏng điện, nước, cần xây dựng nhỏ, cần đi “xe ôm”, cắt tóc, làm đầu... sẽ gặp bao nhiêu rắc rối thậm chí phải chi phí rất tốn kém... Quan trọng là thế, nhưng các chính sách để quản lý thúc đẩy và hỗ trợ khu vực này phát triển đúng hướng, đúng mục đích dường như vẫn chưa được các nhà hoạch định chính sách công chú ý thỏa đáng. Cũng theo, báo cáo của nhóm nghiên cứu thì hầu hết khu vực kinh tế phi chính thức ít được các chính sách của Nhà nước đề cập đến.
Đòi hỏi chính sách phát triển phù hợp
Chính vì lẽ đó mà các hoạt động của các hộ SXKD trong khu vực KTPCT ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh nói riêng đang trong điều kiện rất tạm bợ, khó tiếp cận tới các dịch vụ công. Các hộ SXKD phi chính thức thiếu nơi SXKD hầu như là một nguyên nhân chính tại hai thành phố này. Đây là nguyên nhân chính ngăn cản các hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức thức tăng quy mô lao động của mình lên. Chỉ có khoảng 16% số hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức ở Hà Nội là 12% ở Tp.HCM có nơi sản xuất kinh doanh riêng biệt. Khoảng 50% số hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức sản xuất kinh doanh tại nhà mình và có tới 40% số hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức không có nơi sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức không có nơi sản xuất kinh doanh cao nhất là ngành thương mại và dịch vụ, họ thường kinh doanh ngoài đường phố. Tỷ lệ hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức không có nơi sản xuất kinh doanh thấp nhất thuộc ngành công nghiệp chế biến. Hệ quả của điều kiện hoạt động tạm bợ là khu vực này lao động và điều kiện lao động và thu nhập thấp kém. Bất chấp thời gian làm việc nhiều, thu nhập của các hộ này vẫn thấp và không có bảo hiểm xã hội. Thu nhập trung bình khoảng 1,5 triệu đồng/tháng; hợp đồng lao động bằng văn bản giữa chủ và thợ ở khu vực này cũng rất hiếm…
Việc thiếu vốn và tỷ lệ đầu tư rất thấp đã thể hiện rất rõ khu vực KTPCT này. Nhưng đặc biệt là thiếu vốn nhưng tỷ lệ yêu cầu vay tín dụng lại rất thấp kể cả vay cho đầu tư cũng vậy chỉ có lượng vay cho mục đích kinh doanh là chủ yếu. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp trong khu vực phi chính thức cũng rất khó tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng bởi mang danh “phi chính thức”, chỉ 4% doanh nghiệp khu vực này ở TPHCM và 6% ở Hà Nội được vay vốn. Chính thủ tục hành chính phiền hà và nạn tham nhũng trong khu vực chính thức là rào cản khiến các doanh nghiệp “phi chính thức” ngần ngại đăng ký.
Thật ra, KTPCT tồn tại khách quan ở Việt Nam và trong những năm tới nó vẫn tiếp tục có tỷ trọng lớn trong lao động ở Việt Nam vì thế chúng ta cần phải có chính sách và mục tiêu cho khu vực kinh tế này. Các chính sách định hướng cần đặc biệt phải tính đến tính đa dạng của khu vực kinh tế phi chính thức. Chính sách “một cỡ vừa cho tất cả” không thể thích hợp. Tuy nhiên, trước khi đưa các chính sách đi vào thực tế thì trước tiên khái niệm thuật ngữ kinh tế phi chính thức cần được thống nhất và thừa nhận chính thức ở Việt Nam. Nhất là hiện nay khi mà chúng ta đang thực hiện một loạt các chính giảm nghèo, hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ nếu không nhất quán thì khu vực KTPCT vẫn tiếp tục bị thiệt thòi. Cần xác định một thể chế sao cho các cuộc điều tra về khu vực KTPCT tích hợp dài lâu vào hệ thống thông tin quốc gia. Cũng chỉ có vậy, chúng ta mới có được những chính sách phù hợp lòng dân, xóa bỏ được sự phân biệt đối xử với vực kinh tế đang tồn tại khách quan cấu thành nên nền kinh tế Việt Nam và chúng ta mới thực hiện tốt đường lối khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển của Đảng./.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com