Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần tạo thị trường cạnh tranh hơn

Giáo sư David Dapice thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trao đổi với  về cách Việt Nam vượt qua suy giảm kinh tế.

Giáo sư David Dapice

Ông nhìn nhận thế nào về cách Việt Nam vượt qua suy giảm kinh tế?

Việt Nam hiện đang tập trung cho khu vực kinh tế nhà nước hơn vài năm trước. Đây là điều không làm ai ngạc nhiên. Tuy nhiên, sự thành công của mô hình này còn là câu hỏi. Tôi nghĩ, Việt Nam có thể làm điều này ở mức nào đó, nhưng cần tạo thị trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp hơn.

Làm sao để cân bằng giữa vai trò của Nhà nước và của thị trường?

Can thiệp của Nhà nước là rất mạnh, đặc biệt là về tài khoá và tiền tệ. Tuy nhiên, sự ổn định khi có cú sốc tiêu cực là điều cần thiết. Hiện nay tôi thấy chính phủ đang can thiệp ít đi, ví dụ như giảm gói kích thích kinh tế, hay chặn đà tăng trưởng tín dụng. Tôi nghĩ, kích thích kinh tế thông qua chính sách tài khoá không thể đến hơn 10% GDP được. Tỷ lệ này phải giảm xuống trong thời gian tới như các nước khác. Câu hỏi là thời gian đó sẽ đến nhanh như thế nào. Tôi nghĩ là câu trả lời sẽ phụ thuộc vào tình hình thế giới. Nếu giá cả thế giới lên, và xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh, thì thâm hụt ngân sách sẽ giảm xuống.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần giải quyết những nhược điểm về cơ cấu của nền kinh tế, như thâm hụt ngân sách, xuất khẩu tài nguyên, thâm dụng lao động phổ thông, sự phình to của khu vực doanh nghiệp nhà nước… Nhưng theo ông, nên bắt đầu từ đâu?

Tôi nghĩ nhà nước nên có những chính sách thúc đẩy xuất khẩu. Trong vòng năm năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh, bao gồm cả công nghiệp chế tạo. Việt Nam đang nhận được đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tỷ lệ đầu người cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Chính phủ cần nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư công. Hiện có quá nhiều người muốn đầu tư vào địa ốc mà thực ra đó chỉ là đầu cơ. Chính phủ đang có một số thách thức như giảm lạm phát, giảm tăng trưởng tín dụng, làm cho thị trường địa ốc không phải là nơi đầu cơ… Giải quyết được thì nền kinh tế sẽ trở nên lành mạnh hơn.

Nếu Việt Nam kiểm soát được tăng trưởng tín dụng, vốn quá cao trong năm trước khiến lạm phát gia tăng, thì lạm phát sẽ giảm. Tôi nghĩ Chính phủ đã biết họ phải làm gì. Tuy nhiên mục tiêu này là khó. Nhiều khi, khu vực doanh nghiệp nhà nước, hay các nhóm lợi ích khác đòi hỏi tăng trưởng tín dụng. Điều này kéo chính sách theo nhiều hướng khác nhau.

Tuy nhiên, Chính phủ cần xác định đâu là ưu tiên chính.

Liệu khu vực tư nhân có thể có vai trò lớn hơn trong nền kinh tế?

Tôi thấy cả khu vực FDI và tư nhân trong nước đã tăng trưởng rất nhanh. Sản lượng của khu vực này đã tăng đáng kể, nhưng sẽ còn tăng lên nhanh hơn nữa. Đây là điều thú vị.

Khu vực kinh tế tư nhân ngày nay đã lớn mạnh hơn nhiều so với trước đây. Nhưng họ vẫn còn nhỏ và chưa thể cạnh tranh quốc tế, hay thiết lập những mối quan hệ cung ứng mạnh với đối tác nước ngoài. Vấn đề là cần tạo ra những liên kết tài chính và thể chế chính thức minh bạch cho khu vực kinh tế này thì tương lai của họ sẽ tốt đẹp hơn.

(Theo Tư Giang // SGTT Online)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Đầu tư môi trường tạo lợi thế kinh doanh
  • Ứng xử với tập đoàn kinh tế tư nhân
  • Thay hành chính bằng thị trường
  • Bất ổn vĩ mô và cơ hội tái cơ cấu
  • Khi quốc gia vỡ nợ
  • Động học của tăng trưởng thực: Góc nhìn vi mô
  • Kinh doanh cần biết: Những nước cờ và chiêu thức của hàng Trung Quốc
  • Bí ẩn của ngôn ngữ hình thể trong kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com