Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi quốc gia vỡ nợ

Có quá nhiều điều bất cập đối với nền hành chính quốc gia, nhưng có lẽ nổi cộm nhất là vấn đề phân công, phân cấp không hợp lý. Chính vì phân công, phân cấp không khoa học, không xuất phát từ tính chất công việc, hoàn cảnh thực tế nên trong quá trình vận hành của nền hành chính luôn thấy xuất hiện các mâu thuẫn giữa ngành và cấp, giữa các cấp, và giữa các ngành trong cùng cấp.

Phải nhìn nhận rằng hơi hám tư duy bao cấp vẫn còn dấu ấn trong các văn bản, cái gì Nhà nước cũng thích suy nghĩ thay cho dân, làm thay cho dân, Trung ương làm thay cho địa phương, trên suy nghĩ thay, làm thay cho dưới… Cuối cùng đưa đến hệ lụy là triệt tiêu hết mọi động lực, mọi nguồn lực trí tuệ và tiềm năng của nhân dân.

Trong khi đó, Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa 8 nói: "Phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ… Việc phân định trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp chính quyền phải phù hợp với tính chất và yêu cầu của từng ngành và lĩnh vực hoạt động, với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền trên từng địa bàn; phù hợp với điều kiện và khả năng của địa phương có qui mô, vị trí khác nhau…"

Rất dễ nhận thấy, nếu phân công, phân cấp hợp lý sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà và hạn chế tệ nạn tham nhũng. Do quyền hạn và trách nhiệm không rõ ràng, nên đơn từ của công dân và tổ chức phải chạy vòng vèo hết cấp này đến cấp khác, cấp nào cũng có quyền đặt ra thêm thủ tục, lệ phí, nhưng cuối cùng không cấp nào đứng ra giải quyết.

Phân công, phân cấp hợp lý sẽ phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của các cấp, tăng hiệu lực hiệu quả của chính quyền. Phân công, phân cấp hợp lý là tiền đề đưa chính quyền sát với dân, nền hành chính sẽ giảm nguy cơ tập trung quan liêu, góp phần dân chủ hóa đời sống xã hội.

Muốn phân công, phân cấp đạt được kết quả mong muốn thì phải thống nhất quan điểm: cấp nào giải quyết công việc tốt hơn, sát với thực tế hơn thì giao nhiệm vụ và thẩm quyền cho cấp đó. Phải tránh xu hướng cào bằng trong phân công, phân cấp. Bởi, cùng là chính quyền cấp tỉnh hay cấp huyện nhưng điều kiện kinh tế xã hội, năng lực đội ngũ cán bộ, tính chất của từng địa bàn khác nhau đáng kể.

Những hạn chế trong phân cấp hiện nay

Quá trình phân cấp quản lý giữa Chính phủ và chính quyền địa phương vừa qua xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, còn nhiều hạn chế, bất hợp lý :

- Phân cấp chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp cho địa phương.

- Chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước. Chưa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với những nhiệm vụ đã được phân cấp.

- Phân cấp nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng chưa bảo đảm tương ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lãnh vực có liên quan, chưa tạo điều kiện thực tế cho địa phương chủ động cân đối các nguồn lực và các nhu cầu cụ thể của mình.

- Một số nội dung phân cấp đã được pháp luật quy định nhưng chậm được triển khai thực hiện hoặc thực hiện không triệt để. Mặt khác, các quy định phân cấp hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn của mỗi khu vực, vùng lãnh thổ, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn.

Tóm lại, những giải pháp đổi mới, tăng cường phân cấp vừa qua mới nặng về các giải pháp tình thế khắc phục tình trạng bức xúc mà chưa giải quyết được một cách cơ bản đồng bộ và có hệ thống.

Thực trạng phân cấp cho TPHCM và đề xuất

Đối với TP.HCM, Chính phủ có riêng một Nghị định số 93/2001/NĐ-CP phân cấp quản lý cho thành phố trên 4 lĩnh vực sau : Quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội; quản lý nhà đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị; Quản lý ngân sách nhà nước; Tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức.

Thời gian đầu Nghị định 93 phù hợp với xu hướng cải cách hành chính và yêu cầu phát triển của đô thị TP.HCM, góp phần tạo ra một bước phát triển mới cho Thành phố.

Tuy nhiên, một số quy định trong Nghị định 93 hiện khó thực hiện do không còn phù hợp với tình hình hiện tại hoặc đã được quy định mới tại các văn bản khác, nên không được triển khai. Mặt khác, trong quá trình triển khai, môi trường pháp lý đã có sự thay đổi (một số luật mới đã ra đời như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách Nhà nước) nên một số nội dung trong nghị định trở nên không còn phù hợp.

Nội dung phân cấp theo Nghị định 93 vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong quản lý đô thị vì :

- Nghị định 93 chỉ phân cấp cho thành phố trong 4 lĩnh vực, trong khi nhiều lĩnh vực khác có liên quan trực tiếp đến quản lý trật tự đô thị chưa được phân cấp như vấn đề quy định về xử lý vi phạm hành chính, quản lý trật tự an toàn giao thông, trật tự xây dựng, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa…

- Một số nội dung trong Nghị định 93 chưa có quy định của pháp luật hoặc nếu có cũng chỉ là những nguyên tắc chung, nên rất lúng túng khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của thành phố như vấn đề xã hội hóa các dịch vụ công ích (quy định tại Điều 8 Nghị định), vấn đề hình thành các tổ chức về thẩm định giá và giao dịch bất dộng sản (quy định tại Điều 12 Nghị định).

- Chính phủ cũng chỉ có quyền phân cấp những nội dung thuộc thẩm quyền của mình, trong khi nhiều vấn đề bức xúc lại vướng từ quy định của luật, pháp lệnh là thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Do đó, những bức xúc mang tính đặc thù của một đô thị lớn vẫn không thể tháo gỡ như vấn đề quản lý cư trú, vấn đề xử lý vi phạm hành chính, phòng chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt với yêu cầu quản lý theo mô hình chính quyền đô thị mới, cần phải có một văn bản phân cấp chứa đựng những nội dung phù hợp với việc quản lý theo mô hình chính quyền đô thị mới và có tính pháp lý cao. Chính phủ cần trình Quốc hội thông qua nghị quyết về vấn đề này.

Để mô hình chính quyền đô thị đi vào hoạt động một cách thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả cần phải có một khung pháp lý phân cấp mạnh hơn, toàn diện hơn, rành mạch hơn của Chính phủ cho thành phố Hồ Chí Minh. Chẳng hạn:

- Cho phép TPHCM tổ chức công ty Đầu tư tài chính để quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của nhà nước (bao gồm vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước; đầu tư chứng khoán của nhà nước và kinh doanh tài chính khác).

- Xác định thẩm quyền của chính quyền thành phố đối với quyền đại diện sở hữu nhà nước về đất đai nói riêng và công sản nói chung. Nói một cách khác, thẩm quyền của chính quyền thành phố trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, chính quyền thành phố không có công sản riêng, không phải là pháp nhân đầy đủ. Việc phân cấp thực hiện quyền đại diện sở hữu nhà nước trong giao đất, cho thuê đất hiện nay khá phức tạp, nhất là những thẩm quyền này gắn với những vấn đề : thu hồi đất, đền bù thiệt hại khi thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư để nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của đất, giao và cho thuê những diện tích đất được thu hồi này cho các chủ sử dụng mới. Nếu quyền đại diện sở hữu nhà nước về đất đai cần được phân cấp thì phải thực hiện phân cấp đầy đủ, đồng bộ.

(Theo Diệp Văn Sơn // SGTT Online)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Bất ổn vĩ mô và cơ hội tái cơ cấu
  • Động học của tăng trưởng thực: Góc nhìn vi mô
  • Kinh doanh cần biết: Những nước cờ và chiêu thức của hàng Trung Quốc
  • Bí ẩn của ngôn ngữ hình thể trong kinh doanh
  • Phục hồi năng lực cạnh tranh của Mỹ (Phần 1)
  • Phục hồi năng lực cạnh tranh của Mỹ (Phần 2)
  • Phục hồi năng lực cạnh tranh của Mỹ (Phần 3)
  • Phục hồi năng lực cạnh tranh của Mỹ (Phần 4)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com