Trong cuộc sống, tự tin là một tính tốt giúp con người ta tự khẳng định mình trong cuộc sống. Nhưng tự tin thái quá tới mức quá đề cao bản thân mình thì có tốt không? Câu trả lời sẽ do độc giả tự quyết định…
Tự tin là một đức tính tốt,nó sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn Ảnh: musicforchange.com |
Ngày nay, người ta thường nghĩ rằng lớp trẻ thuộc Thế hệ Y (những cá nhân sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2000) chỉ cần tham gia một vài hoạt động giản đơn hay có một ý tưởng bất kỳ nào đó là đã có thể dễ dàng được nhận phần thưởng và những lời khen ngợi hào phóng.
Những người khó tính thường hay chỉ trích Thế hệ Y là sản phẩm của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng sai quy cách. Họ cho rằng quá trình này chỉ tập trung vào việc bao bọc những đứa trẻ tránh khỏi tác động tiêu cực của sự cạnh tranh và xây dựng ở chúng bản tính tự trọng cao.
Phương pháp này, theo lý lẽ của họ, đã nhồi nhét vào những đứa trẻ này một sự tự tin không có cơ sở. Một số người còn quả quyết rằng lòng tự trọng khi không đi đôi với những thành tích tương xứng đã tạo ra một thế hệ sống hời hợt và hay tự huyễn hoặc chính mình.
Tiến sỹ Jean Twenge, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học San Diego, đi tới kết luận rằng Thế hệ Y đã tự đề cao mình quá mức. Họ chỉ chú trọng vào bản thân mình trong khi không có khả năng ghi nhận hay đánh giá đúng quan điểm cũng như hoàn cảnh của người khác.
Những kết luận của Tiến sỹ Twenge dựa trên phân tích của bà đối với bản đánh giá chuẩn hóa về tính cách vị kỷ, trong đó những người được hỏi cho điểm bản thân mình theo những lời phát biểu kiểu như “Tôi nghĩ mình là một người đặc biệt!”.
Phân tích dữ liệu từ những báo cáo đã xuất bản, Twenge kết luận rằng mức độ đề cao bản thân trung bình của sinh viên đại học trong năm 2006 cao hơn 30% so với năm 1982.
Tôi cảm thấy kết luận trên là tương đối đáng báo động. Về cơ bản, chứng tự đề cao bản thân quá mức có thể coi là một sự rối loạn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, những kết luận đó lại khá khác biệt nếu so sánh với những kinh nghiệm thực tế của tôi đối với Thế hệ Y. Tôi băn khoăn không biết liệu chúng ta có đang trông thấy một điều tương tự như trong trò chơi “tam sao thất bản” trước kia không.
Trong trò chơi đó, một người nói một điều gì đó cho người khác, người này lại truyền tải thông tin cho một người thứ ba, và thông tin người thứ ba nhận được không tránh khỏi có một số sai sót nho nhỏ. Những sai sót nhiều khi đủ để khiến người ta hiểu sai hẳn bản chất của thông tin ban đầu.
Mọi việc có lẽ đã xảy ra thế này: Giữa chứng bệnh tự đề cao bản thân và lòng tự trọng thông thường luôn có sự khác biệt hết sức cơ bản.
Tuy nhiên, về ngữ nghĩa học mà nói thì sự khác biệt này tương đối mỏng manh và có thể đã chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh văn hóa đang thay đổi. Từ điển còn định nghĩa “chứng tự đề cao bản thân” – ở đây chúng ta đang xem xét nghĩa thứ tư – là “một thuộc tính tâm lý của con người có đặc điểm là ngưỡng mộ bản thân nhưng vẫn trong những giới hạn thông thường”.
Con người luôn mang hai dặc điểm: Chịu ảnh hưởng từ cộng đồng và thay đổi theo thời gian |
Và một số lời mô tả có kể đến là: “Những người yêu quý bản thân mình, người lạc quan, người đạt được thành tích nhất định, người tự nâng cao bản thân, tự tin, khao khát thành công, và giàu tham vọng, người tin rằng họ có thể quyến rũ bất cứ ai, nghĩ rằng họ đẹp đẽ hơn hầu hết mọi người (mà thực tế có thể như vậy hoặc không), người tin rằng họ là những người đặc biệt, xứng đáng là người lãnh đạo hơn là người thừa hành” ..v..v.
Bạn có thấy những đặc điểm này giống với hầu hết mọi người không? Tôi cho rằng nhiều người thuộc Thế hệ Y đã được khuyến khích từ nhỏ rằng những đặc điểm kể trên, hay chí ít một phần trong số chúng, là những đặc điểm tính cách vô cùng đáng ao ước.
Sự khó khăn của Tòa án tối cao khi định nghĩa thế nào là “tính khiêu dâm” là một minh chứng hết sức rõ ràng cho thấy các định nghĩa được cấu thành chung của chúng ta luôn mang hai đặc điểm là chịu ảnh hưởng từ cộng đồng và thay đổi theo thời gian. Những gì rõ ràng được coi là khiêu dâm trong những năm 1950 thì giờ đây trong một số cộng đồng chẳng còn khiến mấy ai chú ý nữa.
Tôi tự hỏi liệu có phải điều tương tự đang xảy ra với ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu đã sử dụng khi họ đi đến kết luận rằng: Thế hệ Y tự đề cao bản thân hơn những thế hệ khác trong quá khứ?
Phải chăng các chuẩn mực văn hóa của chúng ta đã thay đổi? Hay chính những bài học giáo dục mà Thế hệ Y nhận được trong suốt tuổi thơ của họ đã chi phối những câu trả lời cho bản đánh giá tiêu chuẩn hóa? Phải chăng cần xem xét lại ngụ ý của những lời mô tả đa dạng kia?
Hãy xét một ví dụ, vào năm 1982, nói rằng bạn là một “người đặc biệt” có vẻ là một việc khá lạ lùng. Nhưng ngày nay, khi mà gần như suốt cả đời người ta gần như bội thực với những câu hỏi đại loại “Bạn có nghĩ rằng mình thật đặc biệt?” thì những câu nói loại này không còn mang nhiều ý nghĩa nữa. Bạn sẽ bị coi là kỳ quặc – hoặc chí ít là một kẻ chậm hiểu – nếu bạn không lập tức đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên là “Có”.
Về cơ bản, chứng tự đề cao bản thân quá mức có thể coi là một sự rối loạn nghiêm trọng |
Tuy vậy, tôi ngờ rằng, nếu dựa vào những chuẩn mực văn hóa liên quan đến kiểu ngôn ngữ nói trên, thì một câu trả lời như thế cũng tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý không khác gì một phần tư thế kỷ trước.
Những người chỉ trích lo ngại rằng văn hóa ca ngợi dễ dãi mà Thế hệ Y nhận được khi còn nhỏ sẽ tác động sâu sắc tới cuộc sống sau này của họ, khiến họ cảm thấy bất an nếu không thường xuyên được người khác khen ngợi.
Những người quản lý giờ đây đang dần nhận ra rằng cần phải thường xuyên tán dương những nhân viên trẻ bởi nếu không họ sẽ dễ dàng đánh mất hiệu quả trong công việc.
Tôi sẽ để một người thuộc Thế hệ Y phản biện lại quan điểm cuối cùng này. Theo Ryan Paugh, chàng trai 23 tuổi đồng sáng lập ra EmployeeEvolution.com, thì “Những nhân viên trẻ ngày nay không phải tất cả đều bị lệ thuộc vào những lời khen ngợi”.
Trong khi anh đồng ý rằng những người ở độ tuổi đôi mươi ngày nay dường như đòi hỏi ý kiến phản hồi nhiều hơn thế hệ trước, anh cũng bổ sung thêm “Người ta hay nghĩ về những lời ca ngợi theo sắc thái dung túng hay chiều chuộng nhưng những gì chúng tôi thực sự mong muốn chính là sự hướng dẫn và định hướng – và dĩ nhiên là cả sự tán thưởng (tôi nhấn mạnh) mỗi khi chúng tôi hoàn thành tốt công việc”.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Bạn có cho rằng các chuẩn mực văn hóa đang thay đổi hay Thế hệ Y thực sự là những người quá đề cao bản thân mình?
(Theo Tammy Erikson // Harvard Business Online // Tuanvietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com