Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc trở thành lò sản xuất nữ tỉ phủ thế nào?

Wu Yajun, 46 tuổi với tài sản 3,9 tỉ USD, một trong những nữ tỉ phú tự lập người Trung Quốc.

Có rất nhiều phụ nữ Trung Quốc thực sự đã đạt tới đỉnh cao nhất của thành công về tài chính và nghề nghiệp bằng ít nhất một thước đo, đó là: Họ là thành viên của câu lạc bộ các tỉ phú.

Khi xưa Mao Trạch Đông từng nói: Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời.

Nếu nhìn sự phân biệt về mức lương và tình trạng phân biệt đối xử giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại dai dẳng ở rất nhiều khu vực trên thế giới, thì lý tưởng của Mao có lẽ vẫn còn rất xa so với thực tế. Nhưng có rất nhiều phụ nữ Trung Quốc thực sự đã đạt tới đỉnh cao nhất của thành công về tài chính và nghề nghiệp bằng ít nhất một thước đo, đó là: Họ là thành viên của câu lạc bộ các tỉ phú.

Một nửa trong số 14 nữ tỉ phủ tự lập trên toàn thế giới - những người không được nhận bất kỳ nguồn lợi tài chính nào từ thừa kế - đã tìm ra con đường làm giàu ở Trung Quốc đại lục. Họ bao gồm doanh nhân Chu Lam Yiu đến từ Hongkong, người bán các thành phần cấu thành cho các công ty thuốc lá ở Trung Quốc, và Xiu Li Hawken, một công dân Anh Quốc, là người điều hành các trung tâm mua sắm dưới lòng đất ở Trung Quốc.

Hawken là một trong ba phụ nữ tự lập được ghi danh trong danh sách tỉ phú trong năm nay sau khi công ty của bà có mặt trên các sàn chứng khoán châu Á trong 18 tháng qua. Một cơ đồ bất động sản khác thuộc về Wu Yajun, người đã đưa công ty Longfor Properties của bà lên sàn chứng khoán hồi tháng 11 năm ngoái và giờ đây bà trở thành người phụ nữ tự lập giàu có nhất thế giới. 

Theo ý kiến của Linda Kausch, nhà báo làm việc tại Thâm Quyến, người đang viết cuốn sách về con đường đi tới thành công của 12 nữ doanh nhân phương Tây tại Trung Quốc, thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những thành công vang dội của các nữ doanh nhân này.  Trước hết chính sự phát triển của môi trường kinh tế xã hội mến khách là yếu tố đặc biệt quan trọng, không chỉ cho phép mà còn khuyến khích phụ nữ tham gia học hành và bắt đầu sự nghiệp của họ.

Một nhân tố khác đó là sự điều chỉnh thị trường thường xuyên thay đổi của một nền kinh tế đang phát triển, tạo tính mềm dẻo, linh hoạt và giảm thiểu nạn tham nhũng hơn các thị trường châu Âu. Hơn thế nữa, đó chính là phần thưởng dành cho những người phụ nữ này để họ có một đóng góp hữu hình cho chính gia đình và cho đất nước của họ.

Kausch nói: "Hầu hết những người phụ nữ Trung Quốc tham gia làm việc đều nói 'Tôi tự hào về công việc tôi đang làm'. Phụ nữ Trung Quốc luôn luôn rất tham vọng, và chính bản chất của họ luôn thôi thúc họ trở thành những con người làm việc chăm chỉ. Và cuối cùng họ xứng đáng được hưởng những thành quả do mình tạo ra."

Bên cạnh một số các khu vực chính như khối ngân hàng, ngành công nghiệp thép, viễn thông và điện lực, vẫn là những khu vực thuộc sở hữu nhà nước, thì có một khu vực khá lớn với nguồn lợi được tạo ra từ những doanh nhân làm việc chăm chỉ trong một số lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ và hàng tiêu dùng.

Trong cuốn sách "Chiến lược của Trung Quốc: Khai thác sức mạnh của nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới", tác giả Edward Tse - Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty tư vấn Booz & Company, đã viết: "Có hàng trăm nghìn công ty Trung Quốc mới mọc lên đang biến quốc gia này thành môi trường kinh doanh cạnh tranh nhất thế giới. Giờ đây Trung Quốc đang là nguồn khởi đầu sự nghiệp kinh doanh nhanh nhất và lớn nhất thế giới."

Lao động nữ ở Trung Quốc chiếm khoảng 50% số lượng sinh viên được tuyển vào các trường đại học và 36% tổng nguồn lực lao động. Hiện nay phụ nữ đóng góp khoảng một nửa thu nhập hộ gia đình trong khi trong những năm 50 của thế kỷ trước, con số này chỉ vào khoảng 20% - theo số liệu từ Shaun Rein, người sáng lập Nhóm Nghiên cứu thị trường Trung Quốc trụ sở tại Thượng Hải.

Một cuộc điều tra năm 2002 về các nữ doanh nhân Trung Quốc cho thấy rất nhiều người trong số họ đã tự xây dựng khả năng nhạy bén trong kinh doanh và các kỹ năng quản lý thông qua việc nắm giữ các vị trí cao cấp trong các doanh nghiệp nhà nước, và chính thông qua các mối quan hệ này, các doanh nhân có thể huy động được nguồn vốn cần thiết cho công việc kinh doanh của họ. Những người khác tích lũy kinh nghiệm ở các khu vực tư nhân. Theo nghiên cứu thì hầu hết họ là những người học cao ở các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài.

Một tấm gương điển hình là Zhang Xin, 44 tuổi, cùng với chồng bà là Pan Shiyi đã khởi nghiệp công ty phát triển bất động sản Soho ở Trung Quốc. Là con gái của một gia đình nhập cư từ Myanmar, Zhang lớn lên trong nghèo khó và làm việc trong một nhà máy ở Hongkong từ khi còn là thiếu niên trước khi bà thi đỗ vào trường Đại học Cambridge. Với bằng cao học về kinh tế quản lý, bà kiếm được việc làm tại Barings ở Hongkong, phân tích thị trường tư nhân Trung Quốc đang nổi lên. Bà bắt đầu tìm hiểu về Phố Wall, nơi bà nói rằng bà đã vỡ mộng và lựa chọn trở về Trung Quốc. Sau khi gặp Pan ở Bắc Kinh, cặp đôi đã quyết định thành lập công ty kinh doanh bất động sản của riêng họ.

Một nửa thế kỷ sau, câu nói nổi tiếng của Mao về vai trò quan trọng của phụ nữ đối với xã hội đã được lặp lại trong một bài báo của cặp vợ chồng nhà báo Nicholas Kristof và Sheryl WuDunn đăng tải trên tờ New York Times. Trong cuốn sách "Một nửa bầu trời: Biến sự đàn áp thành cơ hội cho những người phụ nữ trên toàn thế giới", họ đưa ra ý kiến rằng các quốc gia không thể tiến bộ nếu như phụ nữ không phải là những thành viên chủ động và năng suất trong lực lượng lao động. Những tiến bộ vượt bậc không thể phủ nhận của Trung Quốc trên trường quốc tế chính là kết quả trực tiếp từ sự trao quyền kinh tế cho phụ nữ.

(Theo Tuần Việt Nam // Báo Thế giới Việt nam Online )

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Chiến lược hình thành cơ cấu và câu chuyện Dubai
  • Cần tạo thị trường cạnh tranh hơn
  • Đầu tư môi trường tạo lợi thế kinh doanh
  • Ứng xử với tập đoàn kinh tế tư nhân
  • Thay hành chính bằng thị trường
  • Bất ổn vĩ mô và cơ hội tái cơ cấu
  • Khi quốc gia vỡ nợ
  • Động học của tăng trưởng thực: Góc nhìn vi mô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com