Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Hiệu ứng Domino" trong cơ cấu kinh tế toàn cầu

Những năm 80 thế kỷ trước, một nhà kinh tế từng cảnh báo: thế giới “phải chuẩn bị thị trường cho 1 tỷ lao động giá rẻ gia nhập lực lượng lao động toàn thế giới”.Và cho đến nay, thế giới đang phải đối mặt với 3 thực tế: một là, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc kinh tế toàn cầu; hai là, thời kỳ “tiêu dùng giá rẻ” đã một đi không trở lại, và ba là, kinh tế toàn cầu đang tiến những bước dài vào thời đại của “phát triển cân bằng” và “cuộc chơi đa cấp”.

Tăng lương: Thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu

Xét trong phạm vi ngắn hạn, giá cả lao động tăng sẽ khiến cục diện phân phối quốc dân nghiêng về phía lực lượng lao động, có thể trực tiếp nâng cao tỉ trọng thu nhập của người lao động trong giai đoạn phân phối đầu và nâng cao tỉ trọng thu nhập của khối dân cư trong phân phối thu nhập quốc dân, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ trong nước. Điều này có thể xem như một liều thuốc kích thích phục hồi và ổn định kinh tế toàn cầu. “Kẻ thù chung” của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu “thời kỳ hậu khủng hoảng” chính là sự sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu tiêu dùng trên phạm vi toàn thế giới, kể cả ở các quốc gia phát triển như Mỹ. Và hiệu suất tiêu dùng sẽ còn tiếp tục giảm dưới sự tác động của quá trình “tái cân bằng” tại các nước phát triển.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia có nền kinh tế mới nổi được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường tiêu thụ toàn cầu. Lấy Trung Quốc làm ví dụ. Theo số liệu thống kê năm 2009, “hiệu suất cống hiến” đối với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc là 30%. Mức tiêu thụ gia tăng đã cống hiến 51% vào sự tăng trưởng kinh tế của bản thân quốc gia này. Các số liệu tương tự cho thấy, thu nhập hàng tháng của khối dân cư Trung Quốc tăng 1% đã thúc đẩy chi tiêu tăng 0,73%. Điều đó cho thấy, tăng lương là động lực chính kích thích tiêu dùng.

Tăng lương: Đẩy mức lạm phát toàn cầu lên cao

Xét trong phạm vi trung hạn, giá cả lao động tăng cao có thể gây ra hiện tượng lạm phát do giá thành sản phẩm tăng, và thông qua con đường xuất khẩu, mức lạm phát toàn cầu sẽ tăng theo. Ví dụ, nhiều năm qua, tuy chịu ảnh hưởng tổng hợp từ những nhân tố như nguồn lao động dồi dào và giá cả thị trường lao động liên tục biến động, nhưng hiệu suất lao động trong nước tăng không hề đẩy mức lương thực chất của người lao động Trung Quốc lên cao, ngược lại, nó đã khiến giá các mặt hàng xuất khẩu giảm và làm xấu đi các điều kiện thương mại quốc tế của nước này. Hiện tượng này đi ngược lại với định lý Stolper-Samuelson: “Thương mại quốc tế sẽ làm tăng thu nhập của người sở hữu những yếu tố sản xuất dồi dào và làm giảm thu nhập của người sở hữu những yếu tố sản xuất khan hiếm”. Trên thực tế, hàng đẹp giá rẻ “made in China” đã tràn ngập thị trường toàn cầu, và không thể phủ nhận đã góp phần hạ mức lạm phát toàn cầu một cách hữu hiệu, đồng thời giúp nước Mỹ thực hiện được “tổ hợp lý tưởng”: “tăng trưởng kinh tế + duy trì mức lạm phát thấp” trong những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của hiệu suất lao động ngành thương mại Trung Quốc, lý thuyết Stolper-Samuelson đã bắt đầu chứng minh tính đúng đắn của nó, mức lương trong ngành thương mại tăng lên nhanh chóng.

Bài học rút ra từ Hàn Quốc và Nhật Bản là, giá cả lao động trong nước tăng sẽ đẩy mức lạm phát lên cao trong một khoảng thời gian dài, đồng thời nâng mức chỉ số giá cả hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu của nước này chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Bởi vậy, so với Nhật Bản những năm 70 và Hàn Quốc những năm 80, sức ảnh hưởng của hiện tượng lạm phát tại Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu lớn hơn rất nhiều. Giá cả lao động tăng cao sẽ gây nên áp lực lạm phát cho Trung Quốc, và thông qua con đường thương mại quốc tế, lạm phát nội bộ của nước này sẽ lan truyền và đẩy mức lạm phát toàn cầu lên cao.

Tăng lương: Thúc đẩy quá trình “tái cân bằng ” kinh tế toàn cầu

Xét trong phạm vi dài hạn, tăng giá lao động tại Trung Quốc – nơi được coi là nhà xưởng của thế giới, sẽ giúp cải thiện sự phân bố tài nguyên và quan hệ thương mại quốc tế, hóa giải những mâu thuẫn trong cơ cấu kinh tế toàn cầu, đưa kinh tế thế giới trở lại với quỹ đạo cân bằng. Biểu hiện chính của hiện tượng mất cân bằng kinh tế toàn cầu là, tài khoản vãng lai của Mỹ thâm hụt liên tục và mức thặng dư tài khoản vãng lai của các nước Đông Á tăng liên tục, trong khi đó mất cân bằng thương mại Trung – Mỹ được xem là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân bằng kinh tế toàn cầu. Biểu hiện mất cân bằng trong quan hệ thương mại Trung - Mỹ được tổng kết ở 2 khía cạnh “mức tiêu dùng cao” và “mức nhập siêu cao” của Mỹ, và “tỉ lệ tiết kiệm cao” và “mức nhập siêu cao” của Trung Quốc. Giá cả lao động tăng sẽ kích thích mức tiêu dùng thực tế của Trung Quốc tăng nhanh, từ đó hỗ trợ điều chỉnh sự mất cân bằng quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Nếu xét ở một góc độ khác, thực chất của hiện tượng mất cân bằng quan hệ thương mại Trung – Mỹ là do kết quả của quá trình phân công quốc tế, với việc Trung Quốc nắm giữ ưu thế về lực lượng lao động, sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng giá rẻ xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời thông qua con đường kìm chế giá cả lao động để giữ vững “mức đầu tư lớn”, duy trì lâu dài mô hình kinh tế theo hướng xuất khẩu với “mức xuất siêu cao”. Trong khi, Mỹ có ưu thế về tài chính, sản xuất các “sản phẩm tài chính” cao cấp, và duy trì mô hình kinh tế với “mức tiêu dùng cao” thông qua việc “cho vay vốn” nước ngoài. Giá lao động tăng sẽ điều chỉnh ưu thế so sánh của hai nước, làm giảm xuất khẩu các sản phẩm gia công từ Trung Quốc sang Mỹ, nâng cao “mức tiêu dùng” thị trường nội địa Trung Quốc. Điều này tất sẽ phá vỡ cơ chế phân công dựa trên ưu thế so sánh giữa hai nước, giúp điều chỉnh cân bằng quan hệ thương mại Trung – Mỹ, và trong tương lai xa sẽ giúp tái cân bằng kinh tế toàn cầu.

(tamnhin)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Hiệu trưởng Faust: Harvard phải đi đầu trong giai đoạn bất ổn
  • Toàn cầu hóa và những hiểu lầm
  • "Quan sát thế giới từ sau cái bàn là việc nguy hiểm"
  • Những giá trị ưu tiên của cuộc sống
  • Quy hoạch để làm gì?
  • Tập đoàn: Mắc mứu giữa sở hữu vốn và sử dụng vốn
  • Tại sao các công ty tồn tại?
  • Vai trò của các chính phủ và sự bình ổn giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com