Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao các công ty tồn tại?

Nếu theo logic đã được đưa ra bởi các sử gia như Alfred Chandler, người đã viết các cuốn sách kinh điển như Quy mô và Phạm vi (Scale and Scope) và Chiến lược và Cấu trúc (Strategy and Structure), thì các công ty tồn tại để khai thác lợi ích của quy mô lớn. Chúng tồn tại, nói một cách khác, là để tối đa hóa hiệu quả theo quy mô.

 Đường cong kinh nghiệm thể hiện khá rõ mối quan hệ này: Công ty càng phát triển lớn, thì nó càng thu thập được nhiều kinh nghiệm, và hiệu quả của nó – đặc biệt là hiệu quả liên quan chi phí – càng được cải thiện.
Ngày nay chúng ta có một cơ sở hạ tầng mới – một cơ sở hạ tầng số khác biệt lớn với những cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và thông tin liên lạc trước đó. Ảnh: Corbis

Logic của tính hiệu quả theo quy mô ra đời để đáp ứng cho sở hạ tầng thông tin liên lạc và vận tải phát triển mạnh vào thế kỷ XIX cùng với sự phát minh ra tàu thủy chạy bằng hơi nước, đường ray tàu hỏa, điện tín và, không lâu sau đó, điện thoại và ôtô. Những cơ sở hạ tầng này lần đầu tiên cho phép sản xuất trên quy mô lớn các thiết bị phục vụ thị trường trong nước. Quy mô sản xuất lớn đến lượt nó lại đòi hỏi quy mô lớn trong hoạt động marketing để thúc đẩy người tiêu dùng từ chỗ chỉ mua những gì họ cần sang mua những gì mình muốn.

Các doanh nghiệp truyền thông trên phạm vi rộng (như hệ thống TV và đài, các tạp chí quốc gia) xuất hiện để giúp các công ty vận động người dân mua hàng. Và một loại hình doanh nghiệp mới đã ra đời, loại doanh nghiệp sử dụng hạ tầng cơ sở và sự ổn định tương đối của thời kỳ đó để phát triển lớn mạnh nhanh chóng thông qua đẩy mạnh marketing và sản xuất trên quy mô lớn.

Ngày nay chúng ta có một cơ sở hạ tầng mới – một cơ sở hạ tầng số khác biệt lớn với những cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và thông tin liên lạc trước đó. Các cơ sở hạ tầng trước đây, như điện, được định hình bởi các công nghệ mang đến cho xã hội những đột phá mới và hiệu suất được nâng cao một cách rõ rệt trước khi giá của chúng giảm tới tỷ lệ hiệu suất. Việc giảm giá này có thể đem đến một công cụ đo lường sự ổn định. Cơ sở hạ tầng số ngày nay đem lại ít tính ổn định và chắc chắn hơn rất nhiều.

Giống như một dòng nước êm đềm khi chảy chậm, nhưng sẽ không còn êm đềm khi chảy nhanh, các sự kiện của thế giới thế kỷ XXI đang trở nên mau lẹ hơn, hỗn loạn hơn và khó phán đoán hơn. Những điều không mong đợi đang trở thành bình thường. Các phân phối xác suất đang trở nên ít bình thường hơn. Quy luật quyền lực[1] ngày càng trở nên phổ biến. Chúng ta đang sống trong thời đại của sự không chắc chắn.

Khi thế giới trở nên ít chắc chắn hơn, hiệu quả theo quy mô đang dần mất đi tính đúng đắn. Tuy vậy nền kinh tế của chúng ta vẫn đầy cứng các doanh nghiệp tồn tại để tối đa hóa hiệu quả theo quy mô. Các doanh nghiệp đang dự đoán để đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm sản xuất hàng loạt bằng các chương trình marketing trên diện rộng.

Họ đang dựa vào mệnh lệnh và kiểm soát trong một thế giới ngày càng khó để ra mệnh lệnh và kiểm soát. Và họ đang mất đi các vị trí lãnh đạo của mình với tốc độ chưa bao giờ nhanh hơn bởi họ tiếp tục đẩy các nguồn lực tới nơi cần thiết trong khi lại cần phải thu hút nguồn lực cần thiết về phía mình.

Đúng vậy, cái chết của mệnh lệnh và kiểm soát đã được thổi phổng lên trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, những nhà tiên tri đầu tiên đã nhầm khoảng thời gian cần thiết của một chu trình sản xuất với sự triển khai một cơ sở hạ tầng số mới. Họ cũng không nắm được phải mất bao lâu để phát triển những hoạt động kinh doanh và xã hội mới cần thiết để khai thác các khả năng của cơ sở hạ tầng mới – các khả năng mới chỉ bắt đầu xuất hiện trong những lúc nguy khốn của doanh nghiệp và xã hội.

Điều chúng ta cần, thay vì triết lý quản lý dựa vào các cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc và vận tải của thế kỷ XIX, là một triết lý quản lý gắn liền với cơ sở hạ tầng số của thế kỷ XXI. Chúng ta cần có một nhân tố căn bản mới cho các thể chế của khu vực tư nhân và tập thể - để tưởng tượng lại chúng một cách phù hợp với thế giới xung quanh.

Thay vì hiệu suất theo quy mô, chúng ta cần sự kết nối theo quy mô, học hỏi theo quy mô và hiệu quả theo quy mô. Thay vì thực hiện đẩy tới, chúng ta cần các thể chế mà thực hiện thu hút về.

Trong bài đăng tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá xem các thể chế hút về này sẽ có vẻ ngoài thế nào. Làm thế nào các thể chế này xử lí với sự không chắc chắn bằng cách cho phép tiếp cận một cách linh hoạt với các nguồn lực. Chúng sẽ sử dụng lực hút để vận động hàng chục ngàn và thậm chí hàng triệu người tham gia cùng hướng đến một mục tiêu chung.

Và chúng tôi cũng muốn nhận được những chia sẻ quan điểm của bạn về những ưu điểm của việc đẩy trong một thế giới đang chuyển đổi. Bằng những cách nào công ty và các thể chế khác tiếp tục đẩy? Và việc đẩy tới này có tác dụng như thế nào đối với các công ty và thể chế này?

(Theo Minh Phương//John Hagel III, John Seely Brown và Lang Davison//TuanVN)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Vai trò của các chính phủ và sự bình ổn giá
  • Bài học từ Hàn Quốc: Chaebol lũng đoạn chính sách quốc gia như thế nào?
  • Biến đổi tâm lý, lật ngược thế cờ
  • Luật sư Nguyễn Ngọc Bích: Tập đoàn và sự nhầm lẫn về mình
  • Tập đoàn kinh tế: Hành trình cải tổ các Chaebol Hàn Quốc
  • Triết lý làm quan
  • Tập quyền hay phân quyền?
  • Bạn có bị các mục tiêu của mình ám ảnh không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com