Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Toàn cầu hóa và những hiểu lầm

Toàn cầu hoá là vấn đề không phải là mới nhưng để có những quan điểm về vấn đề này Pankaj Ghemawat đã tổng hợp rất nhiều ý kiến phản hồi từ các độc giả qua blog What in the world do mình phụ trách. Còn ý kiến của bạn về vấn đề này là gì?

Từ những lời bình luận trên blog “What in the world”

Hãy lắng nghe những quan điểm
khác nhau về vấn đề toàn cầu hoá
Ảnh: jasonclark.ws

Khi xem lại những lời bình luận trên blog “What in the world”[1] (TD - “Thế giới có những gì”), tôi (Pankaj Ghemawat - Tác giả bài viết) rất kinh ngạc bởi hầu hết những lời bình luận đó đều rất sâu sắc.

Xin được gửi lời cảm ơn đến những độc giả đã dành thời gian quan tâm đến bài viết của tôi. Sau đây là một số điều tôi đã học hỏi được từ phản hồi của các bạn:

1. Vẫn còn những hiểu lầm về Toàn cầu hoá: Một số người vẫn nghĩ Toàn cầu hoá là một quá trình trong đó các quốc gia ngày càng có xu hướng hội nhập.

Một số khác lại cho rằng đó là một khái niệm để chỉ hiện tượng tất cả các nước đã trong tình trạng hoàn toàn hội nhập.

Ngày 28/9/2007 - Tevfik Dalgic - đã đưa ra một tóm lược về sự khác biệt giữa các lời bình luận như sau: “Toàn cầu hoá đang trong quá trình hình thành và phát triển, nó vẫn chưa đi đến giai đoạn cuối”. Mặc dù không hoàn toàn chắc chắn như Tevfik nhưng nhìn chung tôi đồng tình với ý kiến của độc giả này. Bởi vì, quan điểm của tôi là thế giới vẫn chưa được toàn cầu hoá hoàn toàn.

2. Tin đồng nghĩa với nhận thấy: Thậm chí cho đến khi các định nghĩa về toàn cầu hoá đã được chấp nhận thì vẫn còn có rất nhiều tranh luận xung quanh các dữ liệu. Độc giả Marcis Esmits đã đánh giá:

“Những thực tế đưa ra trong nghiên cứu của bạn hoàn toàn không phù hợp với lập luận về toàn cầu hoá. Những người không ủng hộ Toàn cầu hoá đều biết rằng Toàn cầu hoá là một quá trình không tốt đẹp gì. Quá trình này đang diễn ra nhanh chóng, nó sẽ làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo và nó sẽ phải chịu trách nhiệm cho những điều tệ hại mà các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc Thế Giới thứ Ba phải gánh chịu”.

Niềm tin về hội nhập phải chăng bắt nguồn từ
quan điểm tôn sùng công nghệ?
Ảnh: itgatevn.com.vn

Tuy nhiên, bản thân tôi vẫn giữ thái độ lạc quan và tin tưởng đối với các dữ liệu đó. Và tôi sẽ tiếp tục đưa ra nhiều dữ liệu hơn dù tôi nhận thấy sẽ còn phát sinh nhiều tranh luận mới.

3. Sùng bái công nghệ
: Nhìn chung niềm tin về hội nhập hoàn toàn bắt nguồn từ quan điểm tôn sùng công nghệ. Quan điểm này phớt lờ những ranh giới văn hoá, hành chính (chính trị) giữa các quốc gia.

Nếu bỏ qua các ranh giới đó thì khoảng cách giữa các quốc gia không còn là vấn đề đang lo ngại và hội nhập hoàn toàn chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, nếu xét cả các ranh giới nói trên thì tôi e rằng hội nhập hoàn toàn là điều không thể.

Nếu ranh giới về văn hóa, chính trị được xoá bỏ
thì liệu việc toàn cầu hoá có dễ dàng hay không
đó vẫn là một câu hỏi ngỏ?
Ảnh: kellogg.northwestern.edu

4. Trách nhiệm xã hội: Thật là khó khi viết một blog về ý nghĩa của Toàn cầu hoá đối với kinh doanh mà lại bỏ qua một số vấn đề xã hội, trong đó có những vấn đề về phân phối đang gia tăng bởi Toàn cầu hoá. Và cũng thật khó nếu không tạo nên những ý kiến có giá trị. Từ các bình luận trên, tôi nảy sinh ý muốn bàn luận thêm về một số vấn đề như sau:

Chiến lược “xu hướng chủ đạo”

Có vẻ như nhiều người thực sự mong muốn liên kết các viễn cảnh về chiến lược toàn cầu như đã được đề cập trên blog của tôi với chiến lược “xu hướng chủ đạo” hay còn gọi là: “chiến lược một quốc gia”.

Toàn cầu hoá là gì? Thế giới đã
toàn cầu hoá hoàn toàn hay chưa?
Ảnh: mc.hautesavoureuse.free.fr

Bởi vậy đã có nhiều ý kiến muốn kết hợp chiến lược chênh lệch giá với chiến lược chi phí thấp.

Tôi không hoàn toàn nhất trí với ý tưởng kết hợp hai chiến lược này vì chỉ riêng sự chênh lệch về văn hoá cũng đủ làm nên sự khác biệt giữa các sản phẩm xa xỉ.

Tuy nhiên tôi thấy việc kết hợp một số đặc điểm của chiến lược toàn cầu và một số đặc điểm của chiến lược một quốc gia cũng là một ý kiến hay.

Dự đoán tương lai.

Được khơi nguồn từ những biến động ở thị trường tài chính và những thị trường khác, tôi thấy khá hứng thú với việc bàn luận thêm về tương lai của toàn cầu hoá.

Trong bài viết “Global Strategies for Uncertain Times” (Tạm dịch “Các chiến lược toàn cầu cho những thời kỳ đầy rủi ro”) đăng ngày 22 tháng 10 năm 2008, tôi đã đề cập đến một khả năng có thể có một thời kỳ suy thoái hay một cú sốc nào đó. Tôi sẽ tiếp tục đề cập tới vấn đề rộng lớn này, bắt đầu bằng bài viết tiếp theo về những triển vọng trong năm 2008.

 

(Theo Pankaj Ghemawat // Harvard Business Online - Tuanvietnam)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • "Quan sát thế giới từ sau cái bàn là việc nguy hiểm"
  • Những giá trị ưu tiên của cuộc sống
  • Quy hoạch để làm gì?
  • Tập đoàn: Mắc mứu giữa sở hữu vốn và sử dụng vốn
  • Tại sao các công ty tồn tại?
  • Vai trò của các chính phủ và sự bình ổn giá
  • Bài học từ Hàn Quốc: Chaebol lũng đoạn chính sách quốc gia như thế nào?
  • Biến đổi tâm lý, lật ngược thế cờ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com