Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý theo phương pháp võ Judo: Hãy tận dụng ưu điểm!

Là người luôn có những bài viết, những phân tích khá hay đối với thế hệ X, Y, Tammy Erickson đã đem đến cho độc giả trên trang HBO những cách nhìn mới mẻ về hai thế hệ này. Dưới đây là một bài viết giới thiệu về cách quản lý và tận dụng những ưu điểm của người lớn tuổi thông qua môn võ Judo.

Những người lớn tuổi luôn muốn được
tiếp tục làm việc lâu hơn nếu có những
công việc nhẹ nhàng và đơn giản hơn.
Ảnh: babyboomersandaging.com

Gần đây, tôi đã có cuộc trao đổi với một công ty đã từng áp dụng hình thức "giảm bớt cường độ công việc" đối với các nhân viên lớn tuổi của công ty. Kết quả là không nhân viên nào dám thử nghiệm hình thức đó.

Vài năm trở lại đây, tôi đã luôn ủng hộ quan điểm rằng: Một trong những biện pháp chủ yếu để những người thuộc thế hệ Boomers tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu là tạo cho họ những công việc có cường độ giảm bớt.

Rất hiếm người được tôi phỏng vấn nói rằng ở độ tuổi 80 họ vẫn muốn được làm việc như lúc mới 50 tuổi. Hầu hết nói rằng họ muốn được tiếp tục làm việc lâu hơn nếu có những công việc nhẹ nhàng và đơn giản hơn.

Đó là những gì họ nói.

Nhưng khi phải đối diện với thực tế là sẽ không còn được làm ở những vị trí cấp cao có danh tiếng, vị trí mà họ đã phải qua một thời gian dài nỗ lực cạnh tranh mới có được, không ai trong công ty lại mong muốn thay đổi vị trí cả.

Trong một bài viết khác, tôi đã từng nói rằng người của thế hệ Boomer nối tiếng về thói quen thích đua tranh vì họ đã sinh ra và lớn lên trong một thế giới nhỏ bé luôn đòi hỏi cạnh tranh cao độ.

Nhưng trước vấn đề này, những nhà lãnh đạo tài năng đã nảy ra một ý tưởng mới: Sử dụng phương pháp của môn võ judo. Đó là biến những đặc tính sẵn có và gây trở ngại thành phương tiện dẫn đến thành công. Cụ thể là họ sẽ tiến hành tổ chức một cuộc tranh đua.

Giờ đây, những người trong công ty tham gia cuộc đua này phải cạnh tranh lẫn nhau để giành được vị trí có cường độ làm việc giảm, số lượng vị trí này dừng ở mức hạn chế.

Như những cuộc đua khác, người được chọn vẫn là những người chiến thắng. Nhưng trong tình huống này họ chiến thắng để được làm những công việc nhẹ nhàng hơn.

Các nhà quản lý phải biết nhìn ra những
điểm mạnh của thế hệ lớn tuổi để tạo ra
một môi trường làm việc phù hợp cho họ.
Ảnh: marvo.gr

Như vậy, họ đã tìm ra cách để làm dịu thói quen thích đua tranh của những người thuộc thế hệ Boomer thông qua một hoạt động vẫn mang tính cạnh tranh cao nhưng hết sức thân thiện.

Ví dụ trên làm tôi nghĩ đến những phương pháp khác của môn võ Judo mà các nhà quản lý có thể vận dụng vào công việc của mình:

Họ có thể gắn liền sở thích của cá nhân với ý muốn của tổ chức, hoặc trong trường hợp muốn giảm khối lượng công việc, họ có thể tổ chức một chương trình thích hợp cho phép các cá nhân có thể tiếp tục ở lại công ty thay vì nghỉ việc một cách lặng lẽ.

Bạn có thể nói rằng đó là những việc mà nhiều ông chủ tân tiến thuộc thế hệ Y đang làm. Những công ty như Google khai thác ý tưởng của Y mà tôi gọi là tính tức thì - nghĩa là làm những công việc quan trọng và có giá trị ngay tức thời - và khi làm như vậy sẽ gặt hái được năng suất rất cao từ ý tưởng này.

Ngược lại nhiều công ty truyền thống đã để mất đi cơ hội quý báu này trong hai trường hợp:

  • Thực hiện công việc của thế hệ Y, cái mà họ xem là nhàm chán và không quan trọng. Kết quả là họ đã thất bại trong việc tạo ra năng suất mà phương pháp quản trị judo này có thể mang lại.
  • Thứ hai là khi họ đặt dấu chấm hết cho công việc của thế hệ Y.

Bạn nghĩ sao nếu ta tìm kiếm những cách để tạo động lực cho thế hệ X, giúp họ luôn giữ được những chọn lựa mở bằng cách gắn liền những yêu cầu của công ty với thế hệ này để đạt tới một sự nghiệp rộng mở hơn, thay vì chuyên môn hóa (sau 2 năm, bạn đi theo 3 hướng hoàn toàn khác nhau, thay vì chỉ đi trên một con đường bạn đã chọn)?

Hay bạn sẽ khai thác những điểm lợi thế của thế hệ Boomers - một thế hệ luôn yêu thích sự cạnh tranh?

Tạo động lực cũng như điều kiện tốt nhất để thế hệ lớn tuổi có thể đạt được ước nguyện của họ:
Một công việc phù hợp với độ tuổi.
Ảnh: competetowin.co.uk

Vì thế, một trong những tiền đề quan trọng trong bất kỳ chương trình quản trị nào là: Hiểu được động cơ của các cá nhân tham gia, và xây dựng các chương trình phù hợp với những động cơ đó. Đó là cách dễ dàng nhất để đi đến thành công và đạt được lợi ích cuối cùng.

(Theo Tammy Erickson // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Hướng tới một cuộc sống phong phú hơn
  • Mô hình Arima với phương pháp Box - Jenkins và ứng dụng để dự báo lạm phát của Việt Nam
  • Quá lớn để sụp đổ hay quá lớn để tồn tại?
  • Tìm kiếm trường đại học và nghề nghiệp cho con bạn
  • Tố chất lãnh đạo do bẩm sinh hay được tôi luyện?
  • Phải chăng Thế hệ Y quá đề cao bản thân mình?
  • Trung Quốc trở thành lò sản xuất nữ tỉ phủ thế nào?
  • Chiến lược hình thành cơ cấu và câu chuyện Dubai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com