Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kỹ năng thương lượng (30): Triển khai kế hoạch

Khi bạn đã xác định rằng cấp dưới của bạn có động lực để học hỏi thêm các kỹ năng mới, thì bước tiếp theo là triển khai một kế hoạch nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân viên và quyền lợi của công ty.


Kế hoạch này có thể liên quan đến việc bổ sung thêm một vài nhiệm vụ thách thức rồi sau đó huấn luyện hoặc đào tạo kỹ năng chính thức để giúp nhân viên thành công.


Phương pháp phù hợp sẽ được quyết định dựa theo tình hình thực tế của nhân viên. Bạn cần phải đảm bảo tính thách thức cũng như khả thi của kế hoạch. Sau đó hãy thảo luận với nhân viên về kế hoạch này để bổ sung, điều chỉnh lại nếu cần thiết đồng thời khơi gợi sự cam kết của nhân viên đối với kế hoạch. Chúng ta lại xem trường hợp của Trish và Julia khi họ gặp nhau lần tiếp theo.


"Julia này", Trish bắt đầu, "tôi đã nói chuyện với phòng quản lý nguồn nhân lực và Bill Simpson về mối quan tâm mà chúng ta đã trao đổi với nhau lần gặp trước. Mục tiêu của tôi là triển khai một kế hoạch vừa thú vị vừa thách thức cho phép cô đóng góp vào mục tiêu của chúng ta ở mức độ cao hơn. Cô vẫn còn quan tâm chứ?"


"Ồ, dĩ nhiên rồi", Julia trả lời.


"Tôi chỉ muốn cô biết rằng kế hoạch mà tôi đã triển khai không phải là luôn cố định. Chúng ta vẫn có thể thay đổi nếu cần thiết. Suy cho cùng thì kế hoạch này là của cô. Tuy nhiên cô không nhất thiết phải tuân theo hay buộc phải chấp nhận. Nếu muốn, cô có thể tiếp tục thực hiện những phần việc thông thường mà hiện cô đang làm rất tốt."


"Tôi hiểu. Vậy kế hoạch của chị là gì?"


"À", Trish tiếp tục, "cả Bill và tôi đều cùng quan điểm rằng cô có thể phục vụ các đại diện bán hàng tốt hơn nếu cô biết nhiều hơn về công việc hàng ngày của họ. Vì vậy, chúng tôi muốn cô bay đến Charleston vào tháng tới để dự cuộc họp bán hàng giữa năm của khu vực. Cô sẽ hiểu rõ hơn các nhân viên bán hàng này, biết nhiều hơn về các sản phẩm mới của chúng ta, và tôi hy vọng là cô có thêm kiến thức hỗ trợ nhu cầu của đại diện bán hàng từ văn phòng này. Chắc chắn cô sẽ có một khoảng thời gian hữu ích đấy. Giờ thì cô có cảm thấy thú vị chưa?".


"Ồ, có chứ. Tôi thật sự thích lắm."


"Bill cũng đề nghị cô nên làm việc cùng với Brenda Jenkins một vài hôm khi cô ấy đi thăm khách hàng ở Gainesville, Florida vào tháng 9. Việc đó sẽ giúp cô hiểu hơn về khách hàng của chúng ta và cách nhân viên bán hàng hoạt động tại hiện trường. Cô thấy thế nào?"


"Thật tuyệt!", Julia bày tỏ rõ sự hào hứng khi có cơ hội ra ngoài văn phòng và học hỏi thêm điều mới. "Nhưng sau khi trở về từ những chuyến đi này, tôi sẽ làm gì?"


"Chúng ta chưa cần trả lời câu hỏi này vội. Ta sẽ họp lại một lần nữa sau khi cô trở về từ Gainesville. Có lẽ cô có thể xác định một vài nhiệm vụ mới."


Trong câu chuyện này, hãy để ý đển ba yếu tố đã cùng nhau hỗ trợ sự phát triển nhân viên: nhân viên có động lực và mong muốn phát triển, nguồn lực của tổ chức, và sự hỗ trợ từ cấp trên. Dĩ nhiên, còn quá sớm để khẳng định rằng kế hoạch của Trish sẽ tăng cường sự đóng góp của Julia cho công ty, nhưng rõ ràng là kế hoạch ấy sẽ mở cánh cửa cơ hội cho một nhân viên có năng lực.


Nguồn: Kỹ năng thương lượng  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Bài thuộc chuyên đề: Kỹ năng thương lượng - Bí quyết thành công

  • Đàm phán: Sai lầm thường gặp
  • Các yếu tố giúp đột phá trong thương thuyết
  • Đàm phán và "mẹo" thiết lập ý tưởng khả thi
  • Đàm phán theo phương pháp thám tử
  • Đàm phán 3D: Cuộc chơi đa chiều (Phần I)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com