Phương diện thứ hai của chính sách giá đối với nhà quản lý tiếp thị xuất khẩu là một mối liên hệ của chính sách giá xuất khẩu đối với chính sách (hoặc các chính sách) giá nội địa của công ty. Nhà quản trị phải quyết định các mức giá cao hơn, bằng hoặc thấp hơn giá nội địa. Có những lập luận thậm chí đối nghịch nhau để chúng ta chọn lựa.
Giá xuất khẩu được chào bởi nhiều cách khác nhau. Có hai hệ thống chủ yếu cho việc chào giá được gọi là các điều khoản thương mại. Việc sử dụng các điều khoản như: FOB, FAS, C&F và CIF rất quan trọng về mặt cụ thể hóa không chỉ bổn phận và trách nhiệm pháp lý cuối cùng của nhà xuất khẩu (và bổn phận và trách nhiệm pháp lý bắt đầu của người mua) mà chúng còn quyết định các chi phí mà nhà xuất khẩu sẽ gánh chịu.
Việc định giá không chỉ áp dụng đối với các sản phẩm bán cho khách hàng độc lập, mà nó còn thực hiện đối với các sản phẩm được chuyển cho các công ty con hoặc ban điều hành ở nước ngoài, nơi mà nhà xuất khẩu có một phần sở hữu. Như vậy, việc định giá sản phẩm được cung cấp cho các công ty mà nhà xuất khẩu có quyền sở hữu toàn phần hoặc một phần đối với các công ty đó, được gọi là giá chuyển nội bộ (Transfer Prices).
Phương pháp xuất khẩu thông thường nhất là bán gián tiếp và bán trực tiếp. Trong trường hợp bán gián tiếp nhà xuất khẩu phải thông qua các tổ chức hoặc cá nhân để làm trung gian. Trong việc bán hàng trực tiếp, nhà xuất khẩu phải làm ăn trực tiếp với một nhà nhập khẩu nước ngoài.
Những sự thay đổi trong vị trí của các chức năng then chốt và trong cách ra quyết định được theo đuổi để đáp ứng một cách đồng bộ đối với những nhu cầu của địa phương đối với việc điều hành một cách thống nhất và tập trung. Các quyết định phải được đưa ra dù là đối với tổ chức chủ yếu dựa vào chức năng, sản phẩm, địa lý hay ngay cả nhóm khách hàng.
Để chuẩn bị một chiến lược Marketing có hiệu quả công ty phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình cũng như những khách hàng hiện có và tiềm ẩn của mình. Điều đó đặc biệt cần thiết khi các thị trường tăng trưởng chậm, bởi vì chỉ có thể tăng được mức tiêu thụ bằng cách giành giật nó từ các đối thủ cạnh tranh.
Tài liệu này là một chương 6 trong cuốn "Quản trị Markerting" của tác giả Philip Kotler.
Tài liệu này được tinkinhte.com sưu tầm từ Internet.
Thông thường người ta có cảm tưởng rằng việc phát hiện các đối thủ cạnh tranh của mình là một nhiệm vụ đơn giản. Coca-Cola biết rằng Pepsi - Cola là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình; và Sony cũng biết rằng Matsushita là đối thủ cạnh tranh chính của mình. Các công ty phải tránh mắc "bệnh cận thị về đối thủ cạnh tranh". Công ty có nhiều khả năng bị những đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm "chôn vùi" hơn là bị các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của công ty là những đối thủ cùng theo đuổi những thị trường mục tiêu giống nhau với chiến lược giống nhau. Nhóm chiến lược là nhóm các công ty cùng áp dụng một chiến lược giống nhau trên một thị trường mục tiêu nhất định
Sau khi đã phát hiện được những đối thủ cạnh tranh chính và chiến lược của họ, ta phải đặt vấn đề: Từng đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm cái gì trên thị trường? Cái gì đã điều khiển hành vi của từng đối thủ cạnh tranh?
Liệu các đối thủ cạnh tranh của công ty có thể thực hiện được chiến lược của mình và đạt được những mục đích của họ không? Điều đó còn tuỳ thuộc vào các nguồn tài nguyên và năng lực của từng đối thủ cạnh tranh. Công ty cần phát hiện những mặt mạnh và những mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh. Bước đầu tiên là công ty phải thu thập những số liệu mới về tình hình kinh doanh của từng đối thủ cạnh tranh cụ thể là mức tiêu thụ, thị phần, mức lời, lợi nhuận trên vốn đầu tư, lưu kim, đầu tư mới, và mức sử dụng năng lực. Có một số thông tin sẽ rất khó kiếm.
Những mục tiêu và các mặt mạnh/ yếu của một đối thủ cạnh tranh góp phần rất lớn vào việc chỉ rõ những biện pháp và phản ứng của họ đối với những biện pháp của công ty như giảm giá tăng cường khuyến mại hay tung ra sản phẩm mới. Ngoài ra, mỗi đối thủ cạnh tranh còn có một triết lý nhất định về việc kinh doanh, một nề nếp văn hóa nội bộ nhất định và một số niềm tin chủ đạo nhất định. Cần phải hiểu một cách sâu sắc toàn bộ ý đồ của một đối thủ cạnh tranh nhất định thì mới có thể dự đoán được cách đối thủ có thể hành động.
Ta đã trình bày những dạng thông tin chính mà những người thông qua quyết định của công ty cần biết về các đối thủ cạnh tranh của mình. Thông tin này phải được thu thập, giải thích, phân phát và sử dụng. Tuy chi phí tiền bạc và thời gian để thu thập những thông tin tình báo cạnh tranh rất lớn, nhưng cái giá của việc không thu thập những thông tin đó còn đắt hơn. Vì vậy công ty phải thiết kế hệ thống thông tin tình báo cạnh tranh của mình sao cho có hiệu quả về chi phí.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com