Con Rồng là một biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa. Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn, xin được lạm bàn đôi điều về triết lý kinh doanh từ góc nhìn của biểu tượng văn hóa.
Khái niệm thị trường giáo dục là chủ đề của 9 bài báo khoa học đăng trên Revue de recherche internationale et comparative en education (Tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế và So Sánh Giáo Dục), số 6/2011 vừa mới phát hành.
Từng là Bộ trưởng Kinh tế Slovenia ngay từ những ngày đầu tách khỏi LB Nam Tư, Tea Petrin tham gia hoạch định những chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Theo quan điểm của bà, kinh tế tri thức là sự kết nối giữa các thành phần kinh tế trong xã hội để tạo ra dòng chảy tri thức cập nhật mà tất cả mọi người cùng được hưởng lợi.
Có giả thiết cho rằng sự khác biệt về thể chế kinh tế là nguyên nhân cơ bản của các mẫu hình khác nhau trong tăng trưởng kinh tế. Cốt lõi của giả thiết này dựa trên luận điểm cách thức con người tổ chức xã hội của họ quyết định xã hội đó có thịnh vượng hay không. Nhiều nhà nghiên cứu gần đây cho rằng thể chế mới là yếu tố cơ bản quyết định cho tăng trưởng kinh tế.
Đó là chữ “trí” trong “phi trí bất hưng”, một đúc kết mang tính quy luật về sự hưng thịnh của một quốc gia. Nhưng liệu có đúng thế không nhỉ?
Trí óc con người ta thường lúng túng và lầm lẫn trước vấn đề tự do kinh tế. Trong suốt hai thế kỉ qua phương Tây đã là nơi thể hiện tính ưu việt của tự do kinh tế, nhưng như nhà thần học Michael Novak đã chỉ ra: “Trong lịch sử trí tuệ phương Tây, thóa mạ tự do kinh tế là một trong số ít đề tài được nhiều người thảo luận nhất”.
Khu District of Columbia cho thấy thuê làm ngoài có thể tiết kiệm được bao nhiêu, họ giảm được 80% chi phí e-mail và 90% chi phí lưu video nhờ chuyển sang dùng Gmail và Youtube. Các cơ quan trong khu vực công cùng chức năng nhưng hiệu quả hoạt động khác nhau đến ngỡ ngàng. Chi tiêu chăm sóc sức khỏe trên đầu người của Thụy Điển chỉ bằng một nửa Mỹ nhưng dân Thụy Điển vẫn sống lâu hơn.
Vấn đề ngay trước mắt là khủng hoảng tài chính: các chính phủ đã chi đậm để chống đỡ cho các ngân hàng và thoát khỏi một cuộc đại suy thoái. Khi mà tổng nợ chính phủ trung bình của các nước OECD đã vượt 100% GDP và thị trường sợ sẽ có thêm những Hy Lạp mới, mọi chính phủ đều đang chịu sức ép đưa ra một kế hoạch giảm thâm hụt đáng tin cậy.
“Người ta bị thúc đẩy bởi những thứ khác và giới báo chí moi móc nhiều hơn. Bạn không thể thưởng hậu cho nhân viên giỏi… Trong kinh doanh bạn được thử nghiệm và ủng hộ dự án nào thành công. Bộ phận tốt được đầu tư, bộ phận kém bị loại bỏ. Trong chính quyền bộ phận kém lại nhận được mọi sự chú ý vì họ có những “thần hộ mệnh” đáng sợ nhất.”
Bất cứ ai quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế của một quốc gia đều có thể kể một loạt yếu tố ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ phát triển: vốn vật thể, vốn con người, công nghệ, thể chế...
Bằng cách giúp đỡ các công ty mới có nhiều sáng tạo trở thành các doanh nghiệp mang tầm cỡ lớn, các nhà hoạch định chính sách có thể tăng tốc độ hồi phục kinh tế một cách nhanh chóng. Và tương lai kinh tế được kỳ vọng sẽ thuộc về những doanh nghiệp trẻ tuổi.
Năm 2010 đã trôi qua với nhiều cung bậc cảm xúc trong mỗi con người. Dù thuộc thành phần nào trong xã hội, chắc hẳn mỗi cá nhân đều có những nghĩ suy, cảm nhận riêng về một năm họ đã sống, làm việc, buồn vui, trăn trở, ước muốn... Năm 2011 đã đến, và mỗi người vẫn tiếp tục sống với công việc của mình, trong môi trường thực tế quanh mình.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com