Đối với nhiều doanh nhân, cụm từ"kinh doanh" và "nợ nần" luôn song hành với nhau. Trong con mắt các khách hàng cũng như các nhà đầu tư, việc không nợ nần được xem như nhân tố quan trọng nhất tạo dựng uy tín và hình ảnh đẹp của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng theo, nên tiến độ thực hiện có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Từ công bố của Tổng cục Thống kê, có thể có một số nhận xét sau.
Việc xây dựng hệ thống điều tiết và giám sát hoạt động tài chính toàn cầu là điều cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được mục tiêu là vấn đề đang được bàn luận rất sôi nổi. Bài viết này nêu ra một cách tiếp cận cho vấn đề này.
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29-12-2006 hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 2005 về các giao dịch bảo đảm (Nghị định 163) đã ban hành và có hiệu lực được hơn hai năm. Bài viết này phân tích một số quy định chưa hợp lý hoặc còn thiếu sót của Nghị định 163 nhìn từ góc độ vận dụng trên thực tiễn hoặc khi đối chiếu với các quy định của một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Nhà ở 2005.
Kỹ năng ra quyết định được đánh giá là một trong những kỹ năng quan trọng trong công việc của một người giám đốc. Trong các quyết định đó, quyết định về tài chính luôn là quyết định quan trọng nhất và khó khăn nhất của người lãnh đạo.
Là một quốc gia có lịch sử phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) chưa dài, mức độ mở cửa nền kinh tế còn giới hạn và đang trong lộ trình hội nhập toàn cầu, tuy nhiên Ấn Độ đã đạt được những thành công nhất định trong thu hút, quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII: Foreign Indirect Investment). Ấn Độ và Việt Nam có sự tương đồng về khu vực địa lý, hơn nữa lại cùng được xếp hạng trong nhóm các quốc gia mới nổi, chính vì vậy, những thành công của Ấn Độ sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam.
Để thành công trong môi trường cạnh tranh đầy biến động hiện nay, các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có những thông tin về chi phí đầy đủ, chính xác và cập nhật. Yêu cầu cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp là phải xây dựng hệ thống thông tin tính chi phí kinh doanh (CPKD) để tăng năng lực cạnh tranh không những ở phạm vi thị trường Việt Nam mà còn mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Bài viết này bàn về một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống, đó là: Tính chi phí kinh doanh – Cơ sở cho chính sách giá cả.
Sáp nhập doanh nghiệp (DN) là việc một hoặc một số DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một DN khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của DN bị sáp nhập. Sáp nhập DN sẽ tạo ra tiềm lực mạnh hơn so với từng DN riêng lẻ tồn tại và lượng giá trị mang lại cũng sẽ lớn hơn. Giá trị cộng hưởng là giá trị tăng thêm do việc sát nhập hai DN mang lại đồng thời cũng tạo ra những cơ hội mà nếu các DN này đứng riêng lẻ sẽ không có được.
Hơn hai mươi năm mở cửa hội nhập đã tạo cho các DN Việt Nam những cơ hội to lớn để phát triển, mở rộng quy mô, tiếp thu công nghệ mới nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức mà một trong những thách thức cơ bản đó là áp lực cạnh tranh
Để hạch toán tổng hợp sản phẩm, hàng hoá kế toán sử dụng tài khoản 155 - Sản phẩm, hàng hoá. Tài khoản này phản ảnh số hiện có và biến động tăng giảm các loại sản phẩm hàng hoá của đơn vị HCSN có hoạt động SXKD, thương mại dịch vụ hoặc có hoạt động nghiên cứu thí nghiệm có sản phẩm tận thu, TK 155 - sản phẩm, hàng hoá - chỉ phản ảnh số sản phẩm, hàng hoá lưu chuyển qua kho của đơn vị.
Ba nguyên tắc cần thiết phải tính đến khi tiến hành thảo luận về vấn đề cải cách tài chính đó là: tính minh bạch, một sân chơi thật sự công bằng và sự giám sát có hệ thống.
Việc áp dụng những nguyên tắc điều hành và kế toán không giống nhau trong bối cảnh nguồn vốn và lao động luôn thay đổi, kết hợp với quá trình sắp xếp trở lại phương thức phân loại truyền thống, có khả năng sẽ làm tăng mức độ rủi ro. Việc áp dụng những nguyên tắc này một cách cục bộ không phải là sự lựa chọn tối ưu nếu vận dụng trong dài hạn.
Tại buổi nói chuyện chuyên đề “Chiến lược kinh doanh dành cho doanh nghiệp Việt Nam trong và sau suy thoái” diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, Giáo sư John Behzad, chuyên gia tài chính, quản trị của trường Đại học California State University (Mỹ), đã chia sẻ một số kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong ngành điện tử.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com