Bao giờ thị trường sẽ "bừng tỉnh", chờ đợi hay mạo hiểm rót tiền... là một số trong rất nhiều băn khoăn của nhiều nhà đầu tư vào thời điểm hiện nay. Hãy nghe lời khuyên của một số CEO.
Quản trị quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations - IR) là một phần quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là cầu nối cung cấp những tin tức phản ánh giá trị của doanh nghiệp một cách đúng đắn, chính xác và cập nhật giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về hoạt động của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao khả năng huy động vốn, tính thanh khoản cho cổ phiếu, cũng như xây dựng hình ảnh tốt đối với các nhà quản lý và các bên tham gia thị trường vốn, duy trì thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng nhà đầu tư.
Đâu là thời điểm tốt nhất để đưa ra các quyết định mang tính thay đổi có tính chiến lược đối với doanh nghiệp? Rất nhiều Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc tài chính (CFO) của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trên thế giới và Việt Nam đều thống nhất: chính là “Thời kỳ khủng hoảng”.
“Tôi tuyên thệ sẽ phục vụ vì điều tốt đẹp hơn, hành động với sự chính trực cao nhất và chống lại những quyết định, thái độ có thể giúp cho tham vọng hạn hẹp của bản thân tôi nhưng có hại cho doanh nghiệp và xã hội nơi chúng tôi hoạt động”.
Khi công việc kinh doanh ở vào thời điểm không mấy thuận lợi như hiện tại, một vị lãnh đạo tài ba là người biết cách chỉnh đốn lại nội lực và nhìn xa ra bên ngoài.
Lãnh đạo được định nghĩa là mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên cấp dưới, trong đó lấy sự tin tưởng làm nền móng. Người lãnh đạo bản thân họ cần phải là người có đạo đức trong mọi quyết định và hành động của mình nhằm tạo ảnh hưởng tới cách cư xử của nhân viên một cách hợp lý.
Đến với cuộc tọa đàm “Phương cách lèo lái công ty qua cơn khủng hoảng”, do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC) tổ chức tuần qua, nhiều doanh nhân không giấu nổi tâm trạng đầy ắp lo âu. Chuyên viên tư vấn tài chính Võ Tá Hân, cộng tác viên lâu năm của TBKTSG, diễn giả chính của buổi tọa đàm, đã lưu ý các doanh nghiệp “cần biết rõ mình đang lo lắng điều gì. Những nỗi lo mông lung không giúp giải quyết vấn đề”.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã khiến nhiều nhà lãnh đạo phải đau đầu tìm lối thoát. Trên thực tế, bất kỳ nhà lãnh đạo có trách nhiệm nào cũng đều từng đi tìm phương án trả lời tối ưu cho câu hỏi “phải làm gì?” vì không ai có thể đoán trước được diễn biến tiếp theo của cuộc khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng về thanh khoản của một loạt ngân hàng Mỹ đã lan ra hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tình hình khó khăn này kéo dài bao lâu sẽ tùy thuộc vào giải pháp của các chính phủ, các tổ chức tài chính cũng như doanh nghiệp! Chắc chắn đây là thời điểm của những thay đổi to lớn, và những thay đổi lớn như thế thường mang đến cả mối nguy cơ lẫn cơ hội.
Nếu là một doanh nhân đang nỗ lực để trở thành người đứng đầu doanh nghiệp hay công ty, bạn cần biết yếu tố quan trọng làm thế nào để xây dựng được sự tự tin một cách đa dạng nhất.
Hàng ngày, chúng ta vẫn được nghe không ít các tin tức xấu về số lượng các công ty nhỏ phải đóng cửa hay chuyển dời, tuy nhiên, trên thực tế, mọi chuyện vẫn không đến nỗi tồi tệ như vậy: Hàng năm, có hàng nghìn các công ty nhỏ được thành lập và một tỷ lệ phần trăm khá cao trong số các công ty đó đã học được cách tồn tại trong một vài năm đầu mới hoạt động và dần gặt hái các thành công kinh doanh.
Đôi khi, chúng ta chỉ nhìn thấy sự việc ở tầm vĩ mô mà quên đi các chi tiết hay đôi lúc lại quá chú tâm vào các tiểu tiết mà không nhìn thấy toàn cảnh của vấn đề. Nhà lãnh đạo thành công phải là người biết nhìn nhận ở nhiều cấp độ, phải biết “suy nghĩ bao quát nhưng vẫn chi tiết”.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com