Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, đã có rất nhiều doanh nghiệp ra đời và phát triển không ngừng. Số lượng các công ty tăng lên, quy mô các công ty ngày càng lớn, và đã bắt đầu xuất hiện các tập đoàn tư nhân.
Nhiều doanh nghiệp xem việc gọi vốn từ quỹ đầu tư nước ngoài như một giải pháp để có được chi phí vốn thấp, góp phần mở rộng thị trường, đưa thương hiệu, cổ phiếu của doanh nghiệp “vươn lên tầm cao mới”... Thế nhưng, ít doanh nghiệp nào nghĩ đến việc một ngày nào đó quỹ sẽ nói lời chia tay.
Hiện nay, thuế đóng góp gần 90% trong tổng thu ngân sách, vì vậy việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế khi gia nhập WTO và các khu vực mậu dịch tự do đã đặt ra thách thức không nhỏ cho các nhà quản lý trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách. Do đó, hoàn thiện chính sách thuế trong thời gian tới theo hướng tận thu ngân sách là một nhiệm vụ cấp thiết.
TS. Võ Trí Thành, Viện phó Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng công tác dự báo kinh tế hiện nay “dự” thế nào cũng đúng và chỉ “dự” được tình hình... thế giới chứ tình hình trong nước thì chỉ theo cách “mình phục mình quá!”.
Một năm sau khi Lehman Brothers sụp đổ, một nhóm chuyên gia cố vấn đã cảnh báo rằng những bài học đắt giá từ khủng hoảng vẫn chưa được vận dụng.
Tinkinhte.com xin giới thiệu tới bạn đọc bài của bà Merlee Ratner, đồng Chủ tịch Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác New York. Bài được tác giả gửi đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng sau khi báo này đã đăng bài “Sự thật đằng sau sự phục hồi kinh tế” của giáo sư danh dự Trường Đại học Massachusetts, Rick Wolff.
Sự bất công tăng lên cũng đe dọa bất kỳ dấu hiệu hồi phục kinh tế nào nếu nó thật sự bắt đầu. Đó là vì người sử dụng lao động nói chung là tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn người lao động. Nền kinh tế Mỹ cưỡi trên cuộc khủng hoảng đang hưởng lợi từ quá trình kích cầu là nhờ người lao động chi tiêu phần lớn tiền họ kiếm được.
Có thể vẫn còn quá sớm để nói tới việc các nền kinh tế đang nổi của châu Á đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của thị trường phương Tây. Bài đăng trên Far Eastern Economic Review đưa ra 4 lý do nhận định vấn đề này.
“Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế” (Sách Larrain, 1993). Vốn (hay tư bản) tại một thời điểm nào đó được định nghĩa bằng giá trị tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời điểm đó. Theo quốc tế để tính toán giá trị vốn tại thời điểm nào đó nguời ta cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi trừ đi khấu hao TSCĐ hàng năm; phương pháp khác để xác định giá trị của vốn tại một thời điểm nào đó được căn cứ vào giá thị trường hiện tại của khối lượng vốn này, phương pháp thứ 2 là rất khó thưc hiện bới muốn xác định cần phải có tổng điều tra (kiểm kê) tài sản trên phạm vi toàn quốc.
Mặc dù kinh tế Mỹ và một số nước đã có dấu hiệu phục hồi, song hầu hết người dân trên thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng vì cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế quy mô toàn cầu 2008.
Chính phủ Mỹ luôn quan tâm đến việc định hình nững công nghệ mới và ứng dụng chúng để hoạt động có hiệu quả hơn. Động cơ của việc ứng dụng công nghệ mới trong các cơ quan chính phủ Mỹ khá đa dạng, từ cải thiện hiệu suất làm việc của cá nhân và dịch vụ công cho đến nâng cao khả năng thu thập thông tin tình báo và phòng vệ của đất nước.
LTS: Quyết định số 10-2007/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế quốc dân được ban hành ngày 23-1-2007 để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, khi hệ thống này được sử dụng để xác định ngành nghề kinh doanh để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phát sinh những khó khăn cho cả cơ quan cấp giấy lẫn chủ doanh nghiệp.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com